Saturday, April 27, 2024

Văn hóa nào cho giang hồ mạng làm nghệ sĩ, nghệ sĩ thích làm giang hồ?

Thanh thiếu niên là độ tuổi cần được tiếp xúc với môi trường lành mạnh, để rèn luyện những phẩm chất, đức tính tốt. Những gì giới trẻ tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm, lối sống và thái độ hành xử đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Thế nhưng nhìn sâu vào hình ảnh một bộ phận thế hệ trẻ cuồng các nhân vật giang hồ Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Phú Lê… thật không khỏi khiến người có trách nhiệm lo ngại.

Văn hóa nào cho giang hồ mạng làm nghệ sĩ, nghệ sĩ thích làm giang hồ?

Không thể không lo ngại khi mà hiện nay vấn đề giang hồ mạng, hành xử xã hội đen được cổ súy trở thành trào lưu và báo động mạnh. Không khó để tìm thấy các clip, bộ phim về xã hội đen được sản xuất bởi người Việt tràn lan trên không gian mạng.

Giang hồ thì đi làm nghệ sĩ, đóng phim chiếu công khai trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để câu view, để làm nổi bản thân, cho mọi người thấy được để trở thành “đầu gấu”, đại ca giang hồ họ phải làm những điều gì và hành động hăng máu ra sao.

Việc làm phim giang hồ trên mạng, các video clip ngắn không tốn nhiều chi phí, sức hút quá nhiều khiến bao người ùa vào sản xuất, vừa kiếm tiền, vừa lăng xê tên tuổi. Điều trớ trêu là đến giới showbiz cũng đua nhau nhảy vào để “kiếm cơm”. Từ Johnny Trí Nguyễn (Bụi đời Chợ Lớn), Việt Hương (Giang hồ chợ mới), đến Lý Hải (Lật mặt), Thu Trang (Thập Tam Muội – một web drama có cả sơ-ri về giang hồ), một ca sĩ hội chợ làm phim giang hồ kiếm 14 tỷ, ẵm luôn nút vàng của youtube… Để rồi chính cái trào lưu ấy đã tự biến bản thân nghệ sĩ trong giới showbiz thành đám giang hồ thật, cổ súy cho lối sống anh em xã hội.

Văn hóa nào cho giang hồ mạng làm nghệ sĩ, nghệ sĩ thích làm giang hồ?
Giang hồ lại thích làm nghệ sĩ. Trong ảnh giang hồ Đường Nhuệ đóng hàng loạt phim trên YouTube. Ảnh: Cắt từ clip

Đến giờ phút này, cộng đồng vẫn chưa hề quên chân dung Cát Phượng và đàn em Anh Thư từng cho mình cái quyền đứng trên pháp luật, giở thói “chị đại”, ảo tưởng sức mạnh giang hồ, kéo bầy đàn và KOLs Nguyễn Sin đến nhà Gymer Duy Nguyễn tuyên bố xử đẹp trong một nốt nhạc. Lời đe nẹt “chỉ cần búng nhẹ tay các anh em đánh nó như phim Mỹ” và lời dằn mặt, lên lớp của đàn anh chị: “Đừng đụng đến nghệ sĩ” chấn động giới giải trí. Điều này khiến cho biết bao nghệ sĩ gạo cội, chân chính phải thốt lên lời ca thán, từ đau đớn đến hỡi ôi!

Đáng chú ý hơn, đề tài giang hồ ấy lại được nghiễm nhiên lên sóng truyền hình quốc gia, trong bộ phim “Người phán xử”, thông điệp: “Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn các thứ khác có hay không có không quan trọng” được đạo diễn phim đem ra làm cái nền để diễn tả nội tâm, hành động cho nhân vật chính là ông trùm.

Cái thực tế đau lòng đó được ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh của Quốc Hội, đại diện cho tiếng nói của người dân đã phản ảnh một phần trong phát ngôn vừa mới đây: “Sau khi VTV chiếu phim “Người phán xử” thì tình hình các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen, tự phán xử xảy ra rất nhiều. Đất nước quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trong phim lại thể hiện pháp luật không giải quyết được mà để một ông trùm làm người phán xử, “phán xử” cả lực lượng công an”.

Văn hóa nào cho giang hồ mạng làm nghệ sĩ, nghệ sĩ thích làm giang hồ?
Sở Giáo dục Yên Bái phải giải trình về việc học sinh đón ‘giang hồ Khá Bảnh’ như ngôi sao

Điều đáng chú ý là, sau lời báo động đỏ của ông Lê Tấn Tới, thay vì tìm hiểu rõ hiện trạng hàng trăm các thể loại phim ảnh giang hồ, xã hội đen đang được “tuyên truyền” khắp kênh truyền hình và mạng xã hội ở Việt Nam, để có cái nhìn bao quát về vấn đề lớn mà đại diện Ủy ban An ninh của Quốc Hội đánh tiếng. Thì một số cơ quan báo chí chỉ chăm chú phân tích tình tiết về bộ phim “Người phán xử”, rồi lờ đi những thông điệp mà Tướng Tới muốn đánh động đến xã hội là gì?

Có ý kiến không đồng tình còn cho rằng: “Tội phạm nhiều hay ít liên quan rất nhiều thứ như: giáo dục, xã hội, văn hóa, an sinh đời sống, luật pháp, cơ quan thực thi luật pháp…”. Vậy thử hỏi, giới trẻ – thanh thiếu niên sẽ ra sao khi hàng ngày tiếp xúc và tiêm nhiễm vào đầu những hình ảnh bạo động, bạo lực như những gì các anh chị đại ca, giang hồ thể hiện?

Thực tế, không hiếm những em học sinh cấp 3 chơi ngông, chỉ vì một chút “không ưa” nhau hay tranh giành người yêu, đã gọi băng nhóm, vác mã tấu, hẹn nhau trước cổng trường giải quyết mâu thuẫn, chém nhau như trong phim, để cho mọi người biết mình đáng mặt anh chị… Những thứ đó một phần ảnh hưởng từ các clip đánh đấm, học hỏi anh chị giang hồ mà ra chứ từ đâu mà các em biết đến?!

Rõ ràng, chúng ta đang có những lỗ hỏng, sự dễ dãi rất lớn trong vấn đề tiếp nhận các sản phẩm văn hóa, phim ảnh mà không nghĩ đến những hệ lụy của nó đối với thế hệ trẻ. Các bậc làm cha làm mẹ sẽ nghĩ sao khi con em chúng ta sống trong không gian văn hóa mà người người hành xử giang hồ như vậy và xem là bình thường của xã hội, và đổ vấy hết cho ngành giáo dục khi con hư hỏng? Nếu con trẻ cứ mãi tiếp xúc với lối ứng xử, hành vi bạo lực, giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm thì nền tảng đạo đức hình thành nên tư chất một con người sẽ đi đâu về đâu?

Văn hóa nào cho giang hồ mạng làm nghệ sĩ, nghệ sĩ thích làm giang hồ?
Cát Phượng kéo băng nhóm đến dạy cho Duy Nguyễn bài học, đồng thời tuyên bố “chỉ cần búng nhẹ tay các anh em đánh nó như phim Mỹ”

Sự lệch lạc, xộc xệch của các bộ phim giang hồ mạng lên sóng trên truyền hình hay mạng xã hội, một phần nằm ở vấn đề sản xuất, quản lý các ấn phẩm phim ảnh truyền hình và kiểm duyệt bộ phim để tài về giang hồ, xã hội đen đã bị thả lỏng. Phần quan trọng không kém chính là thái độ tiếp nhận từ chính phụ huynh và dư luận xã hội.

Trên mặt trận văn hóa này, rất cần một sự điều chỉnh cho hợp lý, để xã hội trở về đúng trật tự văn hóa vốn có.

Hải Dương

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG