Friday, March 29, 2024

Xung quanh câu chuyện phản đối xây dựng tượng đài Lê nin ở Nghệ An

Mấy ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin TP Vinh, Nghệ An vừa khởi công xây dựng công trình tượng đài Lê nin tại trung tâm thành phố. Khi thông tin vừa đăng tải thì trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, phản đối việc làm của chính quyền TP Vinh. Lý do mà họ đưa ra là Nghệ An là tỉnh nghèo, hàng năm phải xin viện trợ của TW, nên việc dựng tượng chi thêm gây lãng phí, tốn kém. Nhiều ý kiến còn chỉ trích một cách ác ý hơn là Việt Nam làm cái việc chẳng đâu vào đâu, tại sao còn đặt tượng Lê nin ở Nghệ An trong khi nhiều nước thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã dở bỏ. Âm mưu sâu xa không gì khác là tìm cách nói xấu, hạ uy tín chính quyền Nghệ An nói riêng, gián tiếp hạ uy tín Nhà nước Việt Nam nói chung. Nhưng thâm ý sâu xa hơn là hạ thấp vị trí, vai trò của học thuyết Mác – Lê nin đối với cách mạng Việt Nam.

Xung quanh câu chuyện phản đối xây dựng tượng đài Lê nin ở Nghệ An

Phối cảnh tượng đài Lê nin ở TP Vinh, Nghệ An

Tượng đài Lê nin được tỉnh Ulyanovsk, thuộc Cộng hòa Liên bang Nga, quê hương của Lê nin trao tặng tỉnh Nghệ An mang tính biểu tượng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và tỉnh Ulyanovsk, quê hương Lê nin. Theo dự kiến, tượng đài được đặt ở khu vực vườn hoa đầu đường Lê nin với diện tích hơn 3.000m2, kinh phí đầu tư hơn 8 tỉ đồng, bao gồm cả đài phun nước ngay ngã 5 gần khu vực tượng đài. Có thể thấy đây là việc làm rất đáng trân trọng của quê hương giàu truyền thống cách mạng như Nghệ An với đỉnh cao là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh giai đoạn 1930 – 1931. Để ghi dấu những năm tháng lịch sử hào hùng của địa phương, Nghệ An đã đặt tên đường Lê nin ở một vị trí trung tâm của TP Vinh. Bởi vậy, việc có thêm tượng Lê nin ngay đầu đường Lê nin hoàn toàn hợp lý, một mặt vừa tạo được dấu ấn lịch sử, vừa phù hợp với quy hoạch và tôn lên vẻ đẹp của không gian kiến trúc thành phố.

Việc dựng tượng không hề gây tốn kém, lãng phí. Bởi tượng đã được chính quyền tỉnh Ulyanovsk, Nga tặng cho chính quyền Nghệ An. Khu đất dự định dựng tượng ở đầu đường Lê nin từ lâu được quy hoạch là khu đất trống để tạo cảnh quan. Việc một số nước Liên Xô cũ và Đông Âu dỡ bỏ tượng Lê nin như một số người phản đối là do các nước này đã thay đổi chế độ chính trị. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là số ít. Không chỉ là lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế, Lê nin còn là vĩ nhân của nhân loại. Thế nên điều dễ hiểu là có rất nhiều nước trên thế giới vẫn dựng tượng Lê nin nhằm thể hiện sự tưởng nhớ, kính trọng và tôn vinh tài năng, trí tuệ của ông. Việc Việt Nam dựng tượng Lê nin là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với đạo lý và truyền thống của dân tộc.

Có thể thấy những người phản đối chủ yếu là số tổ chức, cá nhân có hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Đương nhiên họ không muốn Việt Nam phát triển theo con đường XHCN nên tìm cách lên tiếng phản đối. Qua đó có thể dễ dàng nhận ra những ý kiến phản đối hoặc mang tính “phản biện” không thực sự thuyết phục và mang tính xây dựng. Trái lại đó ở chừng mực nào đó là những ý kiến rất phiến diện, nhằm phê phán, nói xấu chính quyền mà thôi.

Khánh Sơn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG