Tuesday, March 19, 2024

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam

Các diễn giả thống nhất quan điểm cho rằng việc bảo đảm an toàn thông tin cũng cần song hành với quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí, truyền thông hiện nay.

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam

Diễn đàn thu hút sự tham gia của khoảng 200 đại biểu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Công nghệ số sẽ thay đổi báo chí, giúp báo chí thực hiện tốt sứ mạng của mình. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong báo chí là sự tất yếu trong kỷ nguyên 4.0.

Đó là quan điểm được nhiều đại biểu (đến từ các cơ quan báo chí, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông…) chia sẻ tại Diễn đàn “Báo chí và công nghệ” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 13-11 tại Hà Nội.

Công nghệ tạo ra cuộc chơi mới

Theo ông Lưu Đình Phúc – Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), hiện nay, ở Việt Nam, nhiều tòa soạn đã ứng dụng những công nghệ mới vào hoạt động của mình để đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thêm nguồn thu, quản trị người dùng, tăng cường sự tương tác với độc giả… Một số loại hình công nghệ truyền thông được dự báo rất phát triển trong tương lai gần là phóng viên robot, ứng dụng gỡ băng ghi âm, truy gốc ảnh…

<

Nếu như cách đây khoảng 2 năm, nhiều người làm báo còn cảm thấy lạ lẫm, thậm chí hoài nghi khi nhắc tới AI trong báo chí thì đến nay, AI hiện diện cụ thể, rõ nét trong hoạt động báo chí. Nhiều báo điện tử đã áp dụng thành công AI nhằm đa dạng hóa các phương thức phục vụ độc giả, ví dụ như dịch vụ chatbot của VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) hay mô hình “báo nói” (text to speech) của Dân Trí, VietnamNet…

Dẫn chứng cụ thể hơn về vấn đề này, nhà báo Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam cho biết, ứng dụng chatbot của VietnamPlus (chính thức ra mắt ngày 13-11-2018) đã đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 trong báo chí.

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam

Nhà báo Lê Quốc Minh – Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Cụ thể, độc giả có thể yêu cầu thông tin cần đọc và hệ thống tự động giới thiệu những tin bài phù hợp. Sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo, chatbot của VietnamPlus có khả năng cá nhân hóa cho mỗi người dùng, dựa vào lịch sử trao đổi, trò chuyện giữa người và máy. Người dùng có thể lựa chọn theo các chủ đề tin, nhập từ khóa nội dung mà họ muốn tìm kiếm hoặc ra lệnh bằng giọng nói.

Chiều 8-11 vừa qua, ứng dụng này đã được trao “Giải thưởng xuất sắc chất lượng thông tấn” của Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương (OANA).

Bên cạnh đó, khi giới thiệu về các thiết bị kích hoạt giọng nói hiện đại đang được áp dụng trên thế giới, nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh: “Các thiết bị kích hoạt bằng giọng nói được dự báo sẽ trở thành những ‘cửa ngõ’ quan trọng để tiếp cận nội dung giải trí cũng như thông tin, kiến thức.”

Tại diễn đàn, nhiều đại biểu cũng cho rằng, trong tương lai, những công cụ phức tạp hơn nhằm xử lý dữ liệu, lọc tin tức, kiểm chứng thông tin, nhận dạng hình ảnh, dựng video bằng AI sẽ tiếp tục được đưa vào sử dụng như là một bước phát triển tất yếu của hoạt động báo chí.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: “Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động rất mạnh, đặt báo chí vào hoàn cảnh cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, phát triển. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí.”

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam

Ứng dụng chatbot tự động tương tác với độc giả của VietnamPlus. (Ảnh: Vietnam+)

“Đẩy sự phức tạp cho công ty công nghệ”

<

p align=”justify”>Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, Việt Nam có nhiều công ty công nghệ số mạnh, không chỉ có khả năng cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, điện toán đám mây mà còn có thể phát triển các nền tảng (platforms), ứng dụng cho hoạt động báo chí…

“Trên thực tế, có những người làm báo cho rằng công nghệ mới thường đi cùng với sự phức tạp. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công nghệ phức tạp thật nhưng lại làm cho việc làm nghề của chúng ta đơn giản hơn. Những người làm báo là những người sử dụng công nghệ và hãy ‘đẩy’ sự phức tạp về mặt kỹ thuật của công nghệ cho các công ty công nghệ,” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, một số công ty đã cam kết đồng hành cùng báo chí trong tiến trình chuyển đổi số là Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Vietel, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1…

Công nghệ số sẽ tạo ra cuộc chơi mới, thay đổi báo chí Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kêu gọi cộng đồng chung tay vì sự phát triển của báo chí. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ở góc độ khác, khi chia sẻ thông tin về vai trò của truyền thông báo chí với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, ông Nguyễn Huy Dũng – Cục trưởng Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, với dữ liệu thông tin lớn, liên tục được cập nhật, các cơ quan báo chí, truyền thông luôn là đích ngắm của các “tin tặc.”

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, truyền thông cũng là kênh phát tán mã độc nhanh của “tin tặc” nhờ “mức độ tin cậy” cao và số lượng lớn độc giả truy cập liên tục. Đưa ra số liệu cụ thể, ông Nguyễn Huy Dũng cho biết, hơn 80% các nguy cơ, rủi ro bị tấn công mạng đến từ người dùng Internet.

“Các cơ quan báo chí ngày càng áp dụng nhiều công nghệ mới. Việc đó cần đi kèm với việc đề ra các giải pháp an toàn thông tin. Nói khác đi, việc bảo đảm an toàn thông tin cũng cần song hành với quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí, truyền thông,” ông Dũng phân tích.

Từ đó, Cục trưởng Cục An toàn Thông tin nêu giải pháp: Báo chí, truyền thông cần truyền đi thông điệp để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho độc giả; phối hợp, đồng hành cùng các công ty công nghệ chuyên nghiệp trong việc áp dụng và bảo đảm an toàn thông tin.

Thống kê của Cục An toàn Thông tin cho thấy, hiện nay, có khoảng 60% thông tin chỉ tập trung vào các nguy cơ, rủi ro, các sự vụ mất an toàn thông tin; khoảng 20% thông tin tập trung đưa tin các sự kiện về an toàn, an ninh mạng và khoảng 20% số lượng thông tin, bài viết nêu các hướng dẫn, khuyến nghị cụ thể hỗ trợ người sử dụng Internet an toàn hơn.

“Khi đưa các thông tin liên quan đến cảnh báo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, báo chí cần xem xét mức độ, uy tín của nguồn cung cấp thông tin và tác động của cảnh báo đó ảnh hưởng đến độc giả như thế nào. Đặc biệt, các cơ quan báo chí, truyền thông cần tập đẩy mạnh những thông tin hỗ trợ người sử dụng Internet an toàn hơn,” ông Nguyễn Huy Dũng đưa ra khuyến nghị./.

Theo An Ngọc (Vietnam+)

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG