Friday, November 22, 2024

Mạc Văn Trang – Đừng đem suy nghĩ của cá nhân mình lên nền giáo dục phổ thông hiện nay

Trong thời gian gần đây trên Báo Tiếng dân news dẫn lời tác giả Mạc Văn Trang có viết về vấn đề giáo dục phổ thông hiện nay của Việt Nam ta. Tác giả đã đưa ra quan điểm cá nhân của mình lên nền giáo dục phổ thông hiện nay là chưa phù hợp cho lắm, thậm chí có phần lồng ghép ý nghĩ chủ quan cá nhân mình.

Tác giả cho rằng: “Tôi nghĩ giáo dục đang gặp khủng hoảng nghiêm trọng, đang gây hoang mang cho giáo viên (GV), học sinh (HS), cha mẹ học sinh (CMHS) và dư luận xã hội”; “Chỉ những HS điểm kém mới vào học sư phạm bất đắc dĩ; HS giỏi nhất chen nhau vào trường Công an”; “Vậy là GV cũng đua nhau “ăn HS”!”; “Làm nghề gì ăn nghề ấy” …Chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, bôi nhọ hình ảnh đất nước nói chung, ngành giáo dục nói riêng để nhằm là gì? Có lợi gì cho chúng?… Điều quan trọng là mỗi công dân Việt Nam đều có thể nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của những phần tử cơ hội chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Mạc Văn Trang - Đừng đem suy nghĩ của cá nhân mình lên nền giáo dục phổ thông hiện nay

Đại hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục Việt Nam cho thời kỳ tới, trong đó có một số điểm nổi bật như: thay vì chỉ nhấn mạnh vào “phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” như trước đây, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đề cập trực tiếp việc “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”[1]. Phương hướng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được xác định theo hướng mới: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Không chỉ vậy, giáo dục Việt Nam còn hướng đến sự phát triển đột phá và nâng cao chất: “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới”…

Chúng ta có quyền khẳng định và tự hào về nền giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự đáng nể. Trên báo Vietnamnet ngày 27/01/2021 khẳng định: “Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển … Nhiều chỉ số về Giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, như: tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành Chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN; kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học của Việt Nam đứng vào tốp đầu của các nước ASEAN… Năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội theo Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS), Anh đánh giá); có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu Châu Á… Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ”.

Trên trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 31/8/2021 chỉ rõ những thành tựu nổi bật chất lượng của ngành giáo dục Việt Nam trên nhiều phương diện, cấp học, ngành học: Năm học 2020 – 2021, cả nước có tổng số phòng học là 593.808 phòng (tăng 3.504 phòng so với năm học trước), trong đó phòng học kiên cố chiếm 70,5%. Riêng bậc THPT, cả nước có có 2.543 trường (tăng 144 trường), 59.686 lớp; trong số này có 45,33% số trường đạt chuẩn quốc gia và 40,22% số trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục; có 135.875 giáo viên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,78% (tăng 2,8% so với năm học trước). Chất lượng giáo dục còn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việt Nam hiện được xếp vào tốp 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới, theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ở Đông Á – Thái Bình Dương” năm 2018 của Ngân hàng Thế giới… Ở bậc đại học, tính đến cuối năm 2020, 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá, kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA). 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánh giá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế…. Mặt khác, tự chủ đại học đã tạo nên đột phá khi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới. Việt Nam cũng đứng thứ 49 thế giới về số lượng báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế có uy tín. Cả nước hiện có 172 trường đại học công lập, 65 trường ngoài công lập.

Trên thực tế, giáo dục ở Việt Nam cũng đang tồn tại những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục. Tuy nhiên, những điều trên không phải chỉ có ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới và trong khu vực. Đơn cử như ở nước Mỹ, vấn đề học đường vẫn là điểm nhức nhối: chi phí học tập rất cao; sự chênh lệch về chất lượng giáo dục; các chương trình giảng dạy khác nhau cho các khóa học tạo ra những sinh viên có tiêu chuẩn giáo dục khác nhau; áp lực trong thi cử; vấn đề bạo lực học đường .

Lịch sử đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, Quốc hội nói chung về lĩnh vực giáo dục đào tạo nói của chúng ta gặt hái được rất nhiều thành công trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu. Vị thế, uy tín, vai trò, thế và lực của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng được nâng cao. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[2]. “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”[3].

Lật tẩy những thông tin xấu độc trên mạng xã hội là việc làm thường xuyên và hơn bao giờ hết nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mầm mống của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Vì vậy, mỗi chúng ta mỗi khi tham gia mạng xã hội cần phải tình táo, sáng suốt, lựa chọn trang mạng, nội dung một một cách hữu ích, tránh tình trạng mơ hồ dẫn đến mất cảnh giác, mắc mưu của bọn phản động. Kiên quyết đấu tranh, phản bác lại các trang mạng xấu độc, những luận điệu xuyên tạc, sai trái, gây kích động trong đời sống nhân dân, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giữ vũng ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ẩn dấu sâu ở ở trong đó, không biết mục đích chính trị hèn hạ của tác giả đó là gì nhỉ? Có phải là nhằm mục đích chính trị nào đó không mà lại lo ngại cho nền giáo dục phổ thông của nước ta không? Đây có thể được coi là một cái cớ hoàn hảo để hạ bệ nền giáo dục của Việt Nam mà Báo Tiếng dân kêu gào nhiều như vậy? Chỉ có thực tế của đất nước ta nói chung, nền giáo dục của Việt Nam ta nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội

          Hãy làm đúng lương tâm, trách nhiệm của một người công dân tốt đi đã rồi mới nói đến việc kia chứ đừng “như những kẻ bán nước dạy những người yêu nước học cách yêu nước” nhé.

DUẨN HỒNG – TRẦN GIỚI

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.231

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.25

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập I, tr.162

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG