Home Tiêu điểm “Lý cùn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội trong vụ “đòi đất” ở 29 phố Nhà Chung

“Lý cùn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội trong vụ “đòi đất” ở 29 phố Nhà Chung

0

Ngày 5/11/2018, Tòa tổng Giám mục Hà Nội có cái gọi là “Đơn kiến nghị khẩn cấp” do Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký gửi tới lãnh đạo thành phố Hà Nội với nội dung kiến nghị “không được thi công trên đất giáo hội” tại khu vực của Trường tiểu học Tràng An, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

“Lý cùn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội trong vụ “đòi đất” ở 29 phố Nhà Chung

Cái gọi là “Đơn kiến nghị khẩn cấp” của Tòa tổng Giám mục Hà Nội

Luôn luôn vỗ ngực xưng oai là người học sâu, hiểu rộng mà ngay cả nhận thức sơ đẳng nhất là người đứng đầu chính quyền Thủ đô mà các vị linh mục cũng không nhớ được chính xác tên gọi mà lại gắn cho một cái tên mới “Vũ Đức Chung”. Một văn bản sai từ tiêu đề cho đến nội dung và chẳng biết các vị linh mục có thấy được cái sai của mình không hay lại đổ lỗi cho người đánh máy?. Điều đó chứng tỏ đây chỉ là một trò hề mà giới linh mục tại Tòa tổng Giám mục Hà Nội đang cố tình tạo ra nhằm gây khó khăn, lung túng cho chính quyền Hà Nội trong việc xử lý vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo do lịch sử để lại.

Điều đáng nói là thông qua nội dung kiến nghị, các vị linh mục tại Tòa tổng Giám mục đang tìm cách làm sai lệch, méo mó bản chất vụ việc và gây hiểu nhầm đối với dư luận, nhất là trong đồng bào Công giáo. Theo đó nội dung “Đơn kiến nghị khẩn cấp” khẳng định rằng Khu đất trường tiểu học Tràng An có nguồn gốc của giáo hội và qua đó yêu cầu chính quyền Hà Nội “dừng ngay việc thi công khu đất đang có tranh chấp nguồn gốc tôn giáo”. Cơ sở mà các vị linh mục đưa ra đó là thửa đất tại số 29 và 31 phố Nhà Chung có bằng khoán điền thổ số 1794, quyển 9, trang 191 đứng tên chủ sở hữu là Hội truyền giáo ngoại quốc.

“Lý cùn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội trong vụ “đòi đất” ở 29 phố Nhà Chung

Thế nhưng trên thực tế theo các tài liệu để lại thì vào ngày 24/1/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương, người quản lý toàn bộ khu Nhà Chung đã có đơn xin được bàn giao 95 ngôi nhà, trong đó có ngôi nhà số 29 và số 31 phố Nhà Chung cho Nhà nước thống nhất quản lý và được Nhà nước chấp nhận. Ngay sau đó, UBND khu Hoàn Kiếm, sau này là quận Hoàn Kiếm đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quản lý để xây dựng thành trường học mang tên Trường Phổ thông cơ sở Trần Quốc Toản. Đến năm 2014, để thống nhất địa chỉ liên lạc của trường, UBND TP Hà Nội đã quyết định hợp nhất 2 số nhà 29 và 31 là thành một số duy nhất là số 29 phố Nhà Chung. Năm 2014, Trường Tiểu học Tràng An thuê lại số nhà số 29 phố Nhà Chung theo Quyết định cho thuê đất số 6241/QĐ- UBND, ngày 26/11/2014 của UBND TP.Hà Nội. Cho đến thời điểm đó, diện tích của khu đất thuộc số nhà 29 phố Nhà Chung vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

“Lý cùn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội trong vụ “đòi đất” ở 29 phố Nhà Chung

Trường Tiểu học Tràng An

T

Tháng 11/2015, do cơ sở vật chất và các công trình, hạ tầng thiết yếu đã xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý với chủ trương cải tạo và xây dựng mới một số hạng mục, trong đó tập trung vào các lớp học. Đến nay, việc cải tạo, xây dựng mới ở Trường Tiểu học Tràng An đang được thi công đúng tiến độ.

Mặt khác tại Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN trước ngày 01/7/1991 quy định rõ: “Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất; Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê; Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; Quản lý nhà đất vắng chủ; Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo; Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng ra nước ngoài”. Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy theo các quy định của pháp luật hiện hành thì diện tích khu đất thuộc số nhà số 29, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là thuộc sở hữu của Nhà nước. Việc Tòa Tổng giám mục Hà Nội đưa yêu cầu trả lại đất là yêu sách vô lý và hết sức ngang ngược. Vì thế việc kiến nghị của Tòa Tổng giám mục Hà Nội là không có cơ sở để các cơ quan chức năng của thành phố giải quyết.

Ngay sau khi lá đơn được tung lên mạng, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, TS Nguyễn Xuân Diện cùng đám đồng đảng đã lập tức chia sẻ và sửa tên “kiến nghị” của Tòa Tổng giám mục thành “Chính quyền Hà Nội cướp đất của Giáo phận Hà Nội” nhằm kích động giáo dân. Đây là hành vi xảo tráo, gian manh, vu khống, xuyên tạc sự thật phục vụ cho các mục đích chính trị bẩn thỉu của đám dân chủ giả cầy

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên mà trước đó các linh mục thuộc giáo phận Hà Nội sử dụng chiêu bài “đòi đất” để tiến hành các hoạt động manh động nhằm gây bất ổn và phức tạp về ANTT như vụ 42. Nhà Chung, 178. Nguyễn Lương Bằng, 5A-5B phố Quang Trung, Hồ Ba Giang… Và một điều chắc chắn rằng liên quan đất đất đai đây không phải lần cuối cùng các vị linh mục sử dụng thủ đoạn bẩn thỉu này nhằm gây bất ổn tại địa bàn TP Hà Nội.

Việc gửi “Đơn kiến nghị khẩn cấp” của các linh mục tại Tòa tổng giám mục Hà Nội thực chất là hành động lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để thực hiện động cơ cá nhân, xấu xa, đen tối. Bất chấp đó là “lý cùn” và là việc làm hoàn toàn sai trái, cũng như biết trước sẽ không bao giờ đạt được ý đồ mong muốn, nhưng một số vị linh mục vẫn tìm cách khơi gợi, tạo ra để gây bất ổn xã hội, tạo cớ cho các thế lực thù địch can thiệp, gây áp lực với Việt Nam trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.

Chính quyền Hà Nội cần giải quyết kịp thời, thấu đáo vấn đề này, để người dân Hà Nội nói chung, bà con Công giáo Hà Nội nói riêng thấy rõ bản chất vụ việc và động cơ xấu xa, thâm độc của Tòa tổng giám mục Hà Nội. Đồng thời có biện pháp xử lý không để nguy cơ gây mất ANTT bùng phát và tái diễn kịch bản của vụ 42. Nhà Chung và 178. Nguyễn Lương Bằng xảy ra cách đây vừa tròn 10 năm.

Nhật Linh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here