Saturday, November 23, 2024

Không thể phủ nhận nỗ lực cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Không thể phủ nhận nỗ lực cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam

Vẫn với thủ đoạn cũ, ngày 19/10/2023, trang www.voatiengviet.com đăng tải bài viết “Thể chế, viên chức và cơ hội để lương thiện” với mục đích xuyên tạc, bóp méo sự thật về những nỗi lực cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp ở Việt Nam. Với luận điệu “Lấy gì bảo đảm điều chỉnh lương của cán bộ, công chức sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động khi tuyển dụng, bổ nhiệm vẫn theo phương thức “hồng hơn chuyên” và chính phương thức này đã tạo ra bộ máy vừa cồng kềnh, vừa kém năng lực?” hay “Khi tinh giản được xem là điều kiện cần và đủ để thực thi tiêu chí cán bộ, công chức phải sống được bằng lương nhưng vẫn duy trì hai hệ thống – một do đảng thiết lập để chỉ đạo, giám sát và một vận hành hệ thống công quyền thì tiền đâu để tăng lương, tiền đâu để thực hiện các kế hoạch phát triển?”.

          Quan điểm, chủ trương của Đảng là nhất quán! Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII vừa qua đã thảo luận về lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới, cụ thể hóa Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024.

          Tuy rằng, cải cách tiền lương ở nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Biên chế vẫn nhiều, tổ chức sắp xếp chưa tinh gọn, vẫn còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chưa chuyển được sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm; rồi đầu tư công để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng… Do khó khăn bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 nên phải tạm dừng việc thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27. Trong khi chờ tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023 để góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

          Tại kỳ họp thứ 6 tới, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định vấn đề tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27. Đến nay, nước ta đã chuẩn bị được khoảng 500.000 tỷ đồng cho công tác cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Dự kiến, sau năm 2024, mỗi năm, mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

          Vướng như thế nhưng chúng ta vẫn phải cải cách tiền lương cho thấy Đảng, Nhà nước đã nỗ lực rất lớn. Trong nhiều trường hợp để ưu tiên cải cách tiền lương thậm chí còn phải cắt giảm cả đầu tư công, để đạt mục tiêu ưu tiên cho con người, coi đầu tư cho con người như đầu tư cho phát triển. Việc thực hiện cải cách tiền lương góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

          V. PHƯƠNG – KCTĐ

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG