Thursday, November 21, 2024

Không được phép xuyên tạc môi trường đầu tư ở Việt Nam

Vừa qua, trên báo Tiếng Dân NEWS có đăng tải nội dung cuộc  nói chuyện giữa Nguyễn Minh Đức với một luật sư nước ngoài, Nguyễn Minh Đức hỏi: “Điều gì khó khăn nhất khi đầu tư vào Việt Nam?”. Ông ta trả lời: “Sự khó tiên đoán của pháp luật, nhất là khâu thực thi”…

Không được phép xuyên tạc môi trường đầu tư ở Việt Nam

Đây chính là những luận điệu xuyên tạc, vô các cứ của nhân vật này và Tiếng Dân NEWS. Để làm rõ vấn đề này trước hết chúng ta cần nhân thức quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sác thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và  mối quan  hệ giữa Chính trị – Hành chính ở nước ta.

Theo PGS, TS. Nguyễn Hữu Hải, Học viện hành chính, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên báo Tạp chí Cộng sản ngày 06/12/2012 nói về mối quan hệ Chính trị – Hành chính ở nước ta trong thời kỳ mới có viết: Ở nước ta, mối quan hệ chính trị – hành chính được đặt trong trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã được xác định và duy trì trong suốt thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Theo Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 07/6/2021 có bài viết: Đổi mới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó nêu bật: Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác.

Trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 03/3/2022 có bài viết: Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó có nêu: thời gian qua, với nỗ lực cải cách của các Bộ, ngành và địa phương, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cụ thể là: Năng lực cạnh tranh 4.0 (của Diễn đàn kinh tế thế giới – WEF) xếp thứ 67/141 (năm 2019), tăng 10 bậc so với năm 2018; Đổi mới sáng tạo (của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO) giữ thứ hạng tốt, ở vị trí 44/132 (năm 2021); Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc – UN) xếp thứ 86 (năm 2020), tăng 2 bậc so với năm 2018; Phát triển bền vững (của UN) xếp thứ 51/165 năm 2021, tăng 37 bậc so với năm 2016; An toàn an ninh mạng (của Liên minh Viễn thông quốc tế – ITU) xếp thứ 25/194 (năm 2020), tăng 25 bậc so với năm 2018.

Trên báo điện tử VTV đài truyền hình Việt Nam ngày 21/6/2023 có viết: cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam trong mắt nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. Theo các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về các cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam hiện nay, cụ thể: Ông Huang Bo, Giám đốc điều hành Công ty CP Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam) cho biết: Hiện nay, có một số dấu hiệu tích cực cho thấy lạm phát toàn cầu đang giảm dần và lãi suất không còn tăng mạnh nữa, cũng như đồng đô la Mỹ sẽ không còn mạnh như năm ngoái. Đây là một điều kiện rất quan trọng để hỗ trợ dòng vốn quốc tế trở lại các thị trường mới nổi như Việt Nam, cũng như sẽ giúp thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Ông Louis Nguyễn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTQLQ Saigon Asset Management (SAM): Tôi nghĩ các chính sách nhà nước đã đưa ra, ví dụ như thúc đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế giá trị gia tăng và giảm lãi suất cho vay…  rất tốt cho thị trường Việt Nam và qua đó hỗ trợ cho Việt Nam tiếp tục tăng trưởng đạt khoảng 6,5% GDP như mục tiêu đã đề ra trong năm nay. 

Sáng 17/9/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề “Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển”.  Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam “với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Minh Đức trong con mắt của  mình có cách nhìn phiến diện đưa ra quan điểm, nhận định trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, không đúng với tình hình thực tế ở Việt nam, phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng, thành tựu phát triển kinh tế của Nhà nước ta, qua đó làm giảm uy tín, vị thế của Việt Nam và làm mất phương hướng, niềm tin, gây bất ổn về tư tưởng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, cần phải được vạch trần, đấu tranh, phê phán, bác bỏ.   

NGUYỄN CƯỜNG. CTD

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG