Trước thông tin Lê Văn Mạnh bị kết án tử hình và xử tử. Trong các ngày qua trang tin phản động “V0A Tiếng Việt” liên tục đưa những tin bài nhằm cổ súy cho các tổ chức phản động lợi dụng sự việc trên, lèo lái đánh lạc hướng hòng bóp méo sự thật để rắt mũi dư luận cổ vũ cho các cá nhân có hành vi, vi phạm pháp luật, bôi nhọ ngành tư pháp của Việt Nam. Vậy thực hư sai phạm của phạm nhân Lê Văn Mạnh như thế nào? Hành động tung tin thất thiệt của VOA nhằm mục đích gì?
Sai phạm của phạm nhân Lê Văn Mạnh như thế nào?
Trước đó tạp chí “Luật khoa học” số ra ngày 25/9/2023 đã làm rõ những sai phạm của Tử tù Lê Văn Mạnh. Theo bản án hình sự sơ thẩm ngày 29/7/2008 của Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thanh Hóa, khoảng 17 giờ, ngày 21/3/2005, trong lúc đi tìm trâu ở bờ sông Cầu Chày thuộc xã Yên Thịnh (huyện Yên Định), Lê Văn Mạnh (sinh năm 1982) thấy một bé gái đang đi vệ sinh nên lén lút lại gần, bịt miệng khống chế rồi hiếp dâm. Sau đó, cũng theo bản án, Mạnh hành hung khiến bé gái tử vong. Mạnh ôm xác nạn nhân lội qua sông Cầu Chày giấu vào bụi cây rậm ở bờ sông thuộc xã Xuân Minh (huyện Thọ Xuân). Sợ bị phát giác, Mạnh xé quần áo của nạn nhân làm dây quấn quanh cổ nhằm tạo hiện trường giả một vụ thắt cổ tự vẫn.
Trưa ngày 22/3/2005 người dân phát hiện xác bé gái; kết quả giám định pháp y xác định “nạn nhân chết ngạt do ngạt nước, có bị hiếp dâm”; tại hiện trường cơ quan điều tra thu nhận được chiếc quần sooc cạp chun nền trắng sọc đỏ được xác định là của Lê Văn Mạnh. Chi tiết này được nhà chức trách dùng làm căn cứ buộc tội Mạnh; 20/4/2005 Mạnh bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Đồng Nai do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn trong một vụ án khác; 23/4/2005 Từ trong trại tạm giam, Mạnh gửi thư cho bố với nội dung nhận là thủ phạm gây án với bé gái; sau khi được phạm nhân Lê Văn Dũng báo cáo về việc Mạnh viết thư cho bố nhà chức trách đã thu giữ thư này, dùng làm căn cứ buộc tội; 24/4/2005, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) trực thuộc Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố bị can đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”, hai vụ án trên sau đó được cơ quan điều tra ra quyết định nhập lại, chuyển Viện KSND tỉnh Thanh Hóa truy tố Lê Văn Mạnh về các tội “giết người”, “hiếp dâm trẻ em” và “cướp tài sản”; 29/7/2005 TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm, kết án tử hình Lê Văn Mạnh với ba tội danh “giết người”, “hiếp dâm”, và “cướp tài sản”; 29/8/2008 Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Thanh Hóa vẫn kết án tử hình đối với Lê Văn Mạnh về tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” 25/11/2008 Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội xử y án tử hình; 14/10/2015 Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thi hành án tử hình số 02/2015/QĐ-CA về việc thi hành án đối với Lê Văn Mạnh.
Hành động tung tin thất thiệt của VOA nhằm mục đích gì?
Từ facebook cá nhân, các trang fanpage, youtube của các tổ chức phản động như “Chân trời mới Media”, Youtube “RFA Tiếng Việt” “VOA Tiếng Việt” đã rầm rộ chia sẻ bài viết “tẩy trắng” tội danh cho bị cáo Mạnh với luận điệu mỉa mai kết luận của tòa án sơ thẩm và phúc thẩm là không khách quan; không những vậy, để “mượn gió bẻ măng”, bôi nhọ chế độ và ngành tư pháp Việt Nam. Đây là chiêu trò quen thuộc thể hiện sự lố bịch khi một mực tô vẽ đối tượng phạm tội “giết người; hiếp dân và cướp tài sản” để bao biện, kêu oan. Thực tiễn ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào, những đối tượng phạm tội trên đều phải được xử lý nghiêm minh. Chính vì vậy, sau những ngôn từ mĩ miều để tung hô, ca ngợi trong chiến dịch kêu oan cho đối tượng, dường như chỉ thấy ở đó một phản ứng gượng gạo nhằm cố tạo ra sự kiện pháp lý để hướng lái dư luận.
Không ai có thể đứng trên pháp luật. Dù anh là ai, người Việt Nam hay người nước ngoài đều phải tôn trọng pháp luật và thực thi pháp luật; Tung tin để kêu oan cho đối tượng phạm tội giết người; hiếp dâm; cướp tài sản khi bị xử lý trước pháp luật đã trở thành chiêu trò quen thuộc của các “nhà dân chủ” giả hiệu và số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp của Việt Nam. Thủ đoạn này được các đối tượng xưng danh dân chủ diễn đi diễn lại nhiều lần giống như một cái máy rập khuôn cùng chung kịch bản. Thế nhưng, dù các đối tượng đã giở đủ trò, rêu rao khắp các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng vớt vát, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận, song không đem lại kết quả, rốt cuộc chỉ là những màn tấu hài, tung hứng kệch cỡm.
Thiết nghĩ qua sự việc trên đối với mỗi chúng ta khi nghiên cứu, đọc cập nhật các thông tin trên các trang mạng xã hội cần tỉnh táo trước những thông tin thất thiệt như trên; cần có sự kiểm tra kiểm duyệt trước tránh để các tổ chức phản động đánh lừa, lèo lái, rắt mũi. Tránh có các hành động like, shear, comment để cổ súy cho các trang mạng đó; chỉ nên đọc và nghiên cứu cập nhật thông tin trên các trang điện tử, báo mạng chính thống của Nhà nước.
ĐÌNH HÀ
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: