Saturday, November 23, 2024

Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ: Cơ hội và triển vọng cho kinh tế Việt Nam

Sự kiện lịch sử Việt Nam và Mỹ chính thức công bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện được nhận định sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả hai quốc gia và  tạo ra một lối đi rộng mở cho sự hợp tác kinh tế giữa hai bên.

Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ: Cơ hội và triển vọng cho kinh tế Việt NamHai phái đoàn tại buổi hội đàm ở Văn phòng Trung ương Đảng chiều 10/9.

Vào chiều tối ngày 10/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tổ chức buổi họp báo chung công bố kết quả cuộc hội đàm và chính thức thông qua Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện dựa trên cơ sở tôn trọng hòa bình, hợp tác, và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chia sẻ quan điểm về sự kiện này, thể hiện niềm tin rằng chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Biden và việc nâng cấp quan hệ đối tác sẽ tạo ra những cơ hội đặc biệt chưa từng có.

Thúc đẩy xuất khẩu, hợp tác trong lĩnh vực mới

“Sự kiện này sẽ thúc đẩy những lĩnh vực hợp tác mới, mang tính đột phá, xây dựng nội lực để Việt Nam thực sự có mặt trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện, thiết bị cho ngành năng lượng, hàng không, kinh tế số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…”, ông Diên nhìn nhận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhấn mạnh rằng lợi ích chính và trước hết mà quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mang lại là trong lĩnh vực xuất khẩu. Dù đang đối mặt với khó khăn trong tình hình kinh tế hiện nay, khi lạm phát đang tăng cao tại Mỹ và dẫn đến sự giảm sức mua của người tiêu dùng đối với hàng hóa tiêu dùng, ông đánh giá sự suy giảm này chỉ là tạm thời và không phải là xu hướng dài hạn.

Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ: Cơ hội và triển vọng cho kinh tế Việt NamBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng nhiều cơ hội hợp tác song đòi hỏi nỗ lực lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có sự tăng trưởng trong những tháng gần đây, điều này cho thấy sự khởi sắc và triển vọng tích cực trong năm 2023, khi niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đang dần phục hồi.

Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và những ngành có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, như ngành dệt may, sản xuất đồ gỗ, da giày, và sản phẩm điện tử, đang được đánh giá có tiềm năng tiếp tục hồi phục với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tích cực.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động thực hiện chương trình chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất và đa dạng hóa nhiều sản phẩm, cạnh tranh không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng, điều này đã giúp họ cải thiện đáng kể.

Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu và những biến động kinh tế – chính trị gần đây, nhiều tập đoàn và hệ thống phân phối bán lẻ và bán buôn đang tăng cường chiến lược đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung cấp ổn định. Do đó, Việt Nam được coi là một địa điểm chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút sự quan tâm và đầu tư từ các đối tác quốc tế.

Nhiều lĩnh vực hợp tác triển vọng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Mỹ nói riêng đã xuất hiện nhiều xu hướng mới, đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng.

Đặc biệt là các yêu cầu, đòi hỏi về giá cả, chất lượng và các yêu cầu liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tiêu chuẩn “sản xuất xanh”, chuỗi cung ứng “sạch và bền vững”.

Ông Diên cho rằng các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa hai nước sẽ là các lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược như năng lượng, hàng không, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, sản xuất xanh…

Riêng với lĩnh vực năng lượng, ông Diên cho hay Mỹ và Việt Nam đã triển khai nhiều hợp tác, từ thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí, xây dựng và cung cấp các thiết bị nhà máy nhiệt điện, đến phát triển điện gió, hợp tác kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên sâu…

Hai bên cũng đã thiết lập cơ chế Đối thoại an ninh năng lượng Việt Nam – Mỹ. Theo đó, Việt Nam đề nghị Mỹ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm tư vấn chính sách, đào tạo nhân lực, hỗ trợ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong tiếp cận công nghệ mới, làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị…

Đông Duy

Nguồn: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG