Thursday, November 21, 2024

Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Võ Văn Tạo kích động người dân

Khi xét xử đại án “Chuyến bay giải cứu”, hầu hết các bị cáo khai đã nộp lại tiền nhận hối lộ. Từ đây nhiều người băn khoăn về việc những người dân từng phải nộp nhiều tiền để được lên những chuyến bay giải cứu nay có được trả lại tiền chênh hay không và số tiền các bị cáo nộp lại sẽ được giải quyết như thế nào.  Đây là câu hỏi chính đáng và về mặt nguyên tắc số tiền các bị cáo (hưởng lợi do phạm tội mà có) đã nộp lại sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Võ Văn Tạo kích động người dân

Tuy nhiên, lợi dụng câu chuyện này, các thế lực thù địch, một số kẻ cơ hội… đã bẻ lái để kích động người dân đòi quyền lợi, đồng thời xuyên tạc đả phá nên tư pháp của nước nhà. Phát biểu của ông Võ Văn Tạo trong bài viết “Vụ xử ‘Chuyến bay giải cứu’: Tòa đã ‘không đếm xỉa’ quyền lợi của người dân, lại tỏ ra ‘yếu kém’ về mặt chứng lý” của tác giả Quốc Phương (cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London) là một ví dụ điển hình.

Trong phạm vi bài viết này chỉ xin bàn về phát biểu của ông Võ Văn Tạo với 2 nội dung chính:

(1) Dẫn lời nhà báo Võ Văn Tạo, cựu Hội thẩm viên nhân dân từng có mười năm kinh nghiệm cộng tác với các cơ quan tư pháp, xét xử ở thành phố Nha Trang, RFA viết: “Các nạn nhân là những người dân phải nộp tiền oan vì giá vé cắt cổ sẽ không phải là những ưu tiên, mà sẽ bị loại ra khỏi mục đích của vụ án này, nhà nước không quan tâm đền bù cho người dân, đến ngày hôm nay Hội đồng Xét xử không hề nhắc nhở gì đến chuyện đó cả, cơ quan điều tra cũng vậy, không ai đếm xỉa gì đến quyền lợi của người dân.”

(2) Dự đoán về khả năng, kết quả của giai đoạn hai hoặc các giai đoạn tiếp theo của xét xử vụ án ‘Chuyến bay giải cứu’, ông Võ Văn Tạo nói: “Cũng trên tinh thần đó thôi, cũng không hơn gì, không tiến bộ gì, không có thay đổi cơ bản là đem lại mục tiêu phục vụ đời sống quốc kế, dân sinh, mà chỉ phục vụ cho ĐCSVN, cho cái gọi là ‘uy tín’ của họ đối với quần chúng, nhân dân; ví dụ sẽ thêm một vài bị cáo, một vài tình tiết về tham nhũng v.v… gì đó, còn chắc chắn tôi nghĩ rằng chủ trương của trên, của đảng cầm quyền là không bồi thường cho người dân”.

Xin nói về 2 nội dung trên:

(1).

Trước hết trong vụ án này, TAND TP Hà Nội xét xử các bị cáo về các tội đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các tội này đều hình thành từ hoạt động giải cứu và thiệt hại của các cá nhân là có thật nhưng không có tội danh nào trực tiếp liên quan đến người dân với tư cách là hành khách của các chuyến bày giải cứu, nhằm xác định họ là bị hại để họ được hoàn lại số tiền đã trả cao hơn bình thường.

Khi thực hiện các “chuyến bay giải cứu” mà thực chất là các “chuyến bay thương mại” (combo) việc mua bán vé máy bay là sự thỏa thuận giữa hai bên và khách hàng tự nguyện mua nên đây là quan hệ dân sự bình thường “thuận mua, vừa bán” và nó không được giải quyết trong vụ án này. Nếu có tranh chấp thì các đương sự sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự sau khi vụ án này kết thúc.

Cũng trong vụ án, số tiền các bị cáo đưa hối lộ là tiền của cá nhân các bị cáo hoặc tiền của doanh nghiệp. Tiền đưa hối lộ sẽ được xử lý theo quy định tại điều 364 bộ luật hình sự và nguyên tắc xử lý vật chứng. Trường hợp bị cáo bị ép buộc đưa hối lộ và chủ động khai báo thì thì được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại tiền. Đối với trường hợp bị cáo không bị ép buộc hoặc không thuộc trường hợp tự thú thì số tiền đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.

Những người dân về nước trên các chuyến bay đó nếu thấy việc thu phí không có căn cứ pháp luật, giao dịch bị vô hiệu do bị ép buộc, lừa dối thì có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Người dân có thể yêu cầu các doanh nghiệp hoàn trả số tiền đã thu bất hợp pháp. Nhưng, họ phải có nghĩa vụ chứng minh là quan hệ dân sự đó bị vô hiệu do lừa dối, bị ép buộc và số tiền toàn bộ hoặc một phần phải trả lãi theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thỏa thuận giá cả là tự nguyện, mặc dù giá cao nhưng không bị ép buộc thì rất khó có căn cứ để đòi lại số tiền đó”.

Như vậy, người dân có quyền khởi kiện để đòi lại phần chênh lệch nhưng sẽ không dễ dàng bởi việc thu thập chứng cứ và chứng minh thiệt hại phải trên cơ sở quy định pháp luật chứ không thể là cảm tính suy diễn.

Thêm nữa, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố rất nhiều bị can là lãnh đạo các bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, TP về nhiều tội danh khác nhau… nhưng lại không có tội tham ô tài sản, không có tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí… Hoặc các tội danh khác xâm phạm đến trực tiếp đến quyền lợi của nhà nước nên nhà nước cũng không phải là bị hại trong vụ án này. Như thế có nghĩa, nhà nước cũng không được đền bù gì trong vụ việc này.

(2).

Ông Võ Văn Tạo nói: “Cũng trên tinh thần đó thôi, cũng không hơn gì, không tiến bộ gì, không có thay đổi cơ bản là đem lại mục tiêu phục vụ đời sống quốc kế, dân sinh, mà chỉ phục vụ cho ĐCSVN, cho cái gọi là ‘uy tín’ của họ đối với quần chúng, nhân dân”.

Ngắn gọn lại, ý ông Tạo muốn nói là vụ án này là để phục vụ cho đảng chứ không vì dân. Đây là một nhận xét phủi sạch sự lãnh đạo của đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các hoạt động vì dân, đồng thời xuyên tạc rằng, đảng đang làm thay các cơ quan tư pháp.

Trước hết, việc tổ chức “chuyến bay giải cứu”, sau đó là các “chuyến bay thương mại” (còn gọi là các chuyến bay combo) để đưa công dân về nước tránh các tâm dịch trong thời kỳ Covid-19 đang ở mức cao trào là một chủ trương đúng đắn, nhân văn của đảng và chính phủ. Không cần giải thích nhiều, mục đích vì dân đã được thể hiện trong cái tên “Chuyến bay giải cứu”.

Như tôi biết, không một đảng phái nào, chính phủ nào trên thế giới tổ chức được “chuyến bay giải cứu như Việt Nam. Chính thời khắc nước sôi lửa bỏng đó, đảng và chính phủ cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân đã có mặt để giải cứu người dân của mình.

Cần nhắc lại, chủ trương tổ chức “chuyến bay giải cứu” là vì dân. Trên thực tế, các “chuyến bay giải cứu” do chính phủ tổ chức không hề có tham nhũng, hối lộ. Câu chuyện tham nhũng, hối lộ chỉ xảy ra ở các “chuyến bay thương mại”.

Rất tiếc là sau này, khi đại án được điều tra thì không hiểu sao, các “chuyến bay thương mại” cũng được gọi chung là “chuyến bay giải cứu”. Việc đánh đồng tên gọi như thế làm mất đi tính nhân văn, vì dân của “Chuyến bay giải cứu” đochs thực.

Thứ hai, với phiên tòa đang diễn ra, đảng không hề có bất cứ chỉ đạo nào để hướng lái tòa phải trả tiền cho ai, không trả cho ai như ông Võ Văn Tạo nói với RFA. Đó là sự vu khống trắng trợn. Theo dõi phiên tòa, những gì chúng ta thấy, không có gì khác là các quy định của pháp luật được thượng tôn. Tôi đố ông Võ Văn Tạo đưa ra được văn bản nào của đảng chỉ đạo, hay can thiệp vào phiên tòa đấy?

Trên bình diện chung, phiên tòa xét xử 54 bị cáo với 5 tội danh chính là biểu hiện cao nhất của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nó không chỉ dừng lại ở việc xử lý các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền bạc, làm thất thoát tài sản nhà nước, đưa hối lộ, mối giới hối lộ, nhận hối lộ… mà còn nhắm đến mục tiêu xử lý người có chức vụ quyền hạn suy thoái về tư tưởng, chính trị và đạo đức, lối sống – tức cái gốc của tham nhũng. Và việc xử lý cũng không chỉ chỉ tập trung ở khu vực nhà nước, mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước – Đó là sự cấu kết giữa những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất trong khu vực nhà nước với những đối tượng hoạt động ngoài khu vực nhà nước là một dấu hiệu có tính phổ biến hiện nay của tội phạm tham nhũng, tiêu cực.

Cũng trong phiên tòa, hẳn ông Võ Văn Tạo cũng thấy rõ, không hề có vùng cấm, kể cả Thứ trưởng, kể Tướng công an,… cho đến giám đốc các doanh nghiệp bao gồm cả đảng viên và người không phải đảng viên. Tất cả đều bị điều tra, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Việc không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã chứng minh phiên tòa là công bằng, khách quan, minh bạch và không phải như ông Tạo nói.
Cuối cùng, xin hỏi ông Võ Văn Tạo: Viêc xét xử quan tham với các hành vi nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; và lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mục đích cao nhất của nó là phục vụ ai?

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG