Liên quan đến vụ tấn công khủng bố vào trụ sở Công an 2 xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, lực lượng Công an đã bắt giữ 46 đối tượng, trong đó có 2 đối tượng ra đầu thú và 3 con tin đã được giải thoát, về với gia đình. Bên cạnh việc tiếp tục truy bắt những đối tượng còn lại, Công an Đắk Lắk cũng kêu gọi những người phạm tội sớm ra đầu thú để được hưởng khoan hồng.
Như đã khẳng định trong các bài viết trước, đây là vụ vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, phá hủy nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân; ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự trên địa bàn; xâm hại nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của người dân và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
“Té nước theo mưa”, lợi dụng vụ việc này, một số đối tượng cơ hội chính trị, và các phần tử phản động ở trong và ngoài nước đã tán phát những thông tin sai lệch, xuyên tạc bản chất vụ việc nhằm kích động người dân phản ứng tiêu cực với chính quyền, cổ súy cho những hành vi chống đối bằng bạo lực, gây bất ổn xã hội. Kinh tởm nhất trong việc thực hiện chiến dịch truyền thông bẩn này phải kể đến Tổ chức khủng bố Việt Tân, Hội anh em dân chủ, Chân trời mới Media và một trang truyền thông công giáo.
Thay vì phản đối hành vi khủng bố giết hại dân thường và những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, chúng bẻ lái để xuyên tạc về nguyên nhân vụ việc là do chính sách dân tộc, tôn giáo đã khiến “người Thượng nổi giận”; vu cáo “chính quyền cướp đất, đàn áp người dân”, “chính quyền bưng bít thông tin về vụ việc”.
Bẩn tưởi hơn, đối tượng phản động lưu vong ở Đức là Nguyễn Văn Đài còn bịa đặt rằng, “vụ việc nêu trên là do chính quyền tạo dựng. Chính quyền đã nuôi dưỡng, huấn luyện các đối tượng khủng bố và tạo ra vụ tấn công vào trụ sở công an xã nhằm có cớ đàn áp người Thượng”.
Cùng lúc, đối tượng phản động Lê Thương, hiện lưu vong ở Thái Lan rêu rao rằng, “Vụ thử nghiệm đã thành công” và rằng “việc truy bắt đã vượt chỉ tiêu đề ra với con số 46 người”…
Cần minh định rằng, việc tấn công khủng bố nhằm vào trụ sở cơ quan nhà nước, giết hại thường dân, cán bộ nhà nước, phá hoại tàn sản, bắt cóc con tin… dù với bất cứ lý do nào cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng, cần được xử lý nghiêm minh.
Qua báo chí và dư luận cùng lời khai của các đối tượng bị bắt, rất dễ nhận thấy, đây là vụ phạm tội có tổ chức, có vũ trang và có thể có sự giật dây từ các tổ chức phản động lưu vong, với hành vi gây án manh động, thủ đoạn tàn độc, “gặp ai giết người nấy”, bất chấp thân phận của nạn nhân. Vụ việc mang đầy đủ các yếu tố của tội phạm khủng bố theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống khủng bố, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2013.
Việc các đối tượng xuyên tạc bản chất vụ việc, cổ súy cho những hành vi vi phạm pháp luật của bọn khủng bố đã cho thấy bản chất của chúng là gì.
Sẽ còn qua sớm để nói về nguyên nhân của vụ việc, bởi cho đến lúc này, vụ án vẫn đang được điều tra theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Do đó, những thông tin về nguyên vụ việc mà các đối tượng cơ hội chính trị nêu ra là chỉ là những suy đoán vô căn cứ và có mục đích xấu.
Thực tế cho thấy, đảng, nhà nước ta luôn nhất quán quan điểm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Nhà nước ta thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Sẽ không khó để nhận ra, dưới sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực của chính đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống người dân ngày càng được nâng lên và cũng chính đồng bào các dân tộc thiểu số đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển mạnh mẽ của Tây Nguyên.
Ở một khía cạnh khác, sau khi vụ việc xảy ra, chính người dân Tây Nguyên đã bày tỏ căm phẫn với hành vi tàn độc của nhóm tội phạm và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ việc truy bắt các đối tượng gây ra thảm án. Hàng trăm clip được đăng tải trên mạng xã hội, phản ánh việc người dân nấu cơm, chăm lo sức khỏe cho các cán bộ, chiế sĩ công an làm nhiệm vụ truy bắt và chốt chặn tại các ngả đường, bìa rừng… Và cũng có hàng ngàn clip do người dân tự quay rồi đưa lên mạng ghi nhận việc người dân dùng gậy gộc đuổi bắt các đối tượng đang lẩn trốn….
Điều đó nói lên cái gì nếu không phải là lòng yêu nước, đồng hành cùng với chế độ, với chính quyền, với lực lượng công an?
Nói thẳng ra, việc người dân tham gia truy quyets những ten khủng bố đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của người dân vào đảng, nhà nước và chính quyền địa phương.
Cũng ngay sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, với đủ mọi loại hình đã đồng loạt đưa tin về vụ việc dưới các góc nhìn khác nhau để toàn dân biết về vụ việc. Hàng ngày, cơ quan truyền thông của Bộ Công an đều phát đi các bản tin chi tiết, cập nhật. Trong khi đó thông tin trên mạng xã hội cũng sôi động không kém…
Vậy, “Chính quyền bưng bít thông tin” chỗ nào? Hỏi, tức đã có câu trả lời.
Cuối cùng, thay cho lời kết, xin trích nguyên văn một câu nói của một người dân tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk: “Vụ tấn công khủng bố vào trụ sở công an xã đã phá hoại sự bình yên của Tây Nguyên. Máu của các chiến sĩ công an, cán bộ địa phương và người dân vô tội đổ xuống. Đó là những mất mát, đau thương không gì có thể bù đắp. Việc xuyên tạc bản chất vụ việc không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn là bất nhân, bất nghĩa, xúc phạm tình cảm của người dân cả nước với những người đã khuất. Nhưng chúng đừng hòng đổi trắng thay đen”.
Ong Bắp Cày
Nguồn: Tre làng
Nguồn: