Gần đây khi sau khi cuốn sách “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” được phát hành thì các thế lực thù địch đã tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật, chúng rêu rao rằng đất nước chúng ta không hề có tự do và tự do tôn giáo lại càng không, nhằm lôi kéo những phần tử phản động, lầm lạc trong các tôn giáo, xúi giục chúng hoạt động chống đối và lật đổ chế độ XHCN.
Để kiên quyết, chủ động, tích cực đánh bại luận điệu sai trái của thế lực thù địch trên lĩnh vực tôn giáo cần thực hiện tốt mộ số nội dung sau:
Một là, cần tiếp tục đẩy mạnh có chiều sâu công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tinh thần cảnh giác cách mạng cho quần chúng nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đồng thời đấu tranh kiên quyết với mọi hành vi sai trái, xâm hại đến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, xây dựng khối đoàn kết thống nhất giữa đồng bào các tôn giáo, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, là động lực tạo sự ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm an ninh vững chắc. Tăng cường đầu tư xây dựng đường sá, điện, phủ sóng truyền hình,… chăm lo giáo dục, y tế, nâng cao đời sống kinh tế-văn hoá, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết trong cộng đồng các tôn giáo Việt Nam.
Ba là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người tôn giáo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Đây là lực lượng có khả năng am hiểu về tôn giáo và chính sách tôn giáo, có nhận thức đúng về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Chính phủ. Qua đó họ sẽ làm nòng cốt tuyên truyền, vận động quấn chúng các tôn giáo chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tranh thủ các già làng, trưởng bản, những người có uy tín ở các vùng tôn giáo để vận động quần chúng tham gia các hoạt động an ninh tự quản, phát hiện và tố giác kịp thời những phần tử có âm mưu chống đối chính quyền tiếp tay cho các lực lượng hoạt động “DBHB”. Thường xuyên bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động trong lĩnh vực quản lý tôn giáo. Đồng thời các cấp lãnh đạo của địa phương cần tạo điều kiện phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức và đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tạo cơ sở phát động phong trào thay đổi tập quán lạc hậu, thắt chặt quan hệ cộng đồng và tránh được những thủ đoạn lôi kéo của các thế lực thù địch trong chiến lược “DBHB” ngay trên địa phương họ.
Bốn là, Đảng bộ và chính quyền địa phương cần nắm chắc và quản lý chặt chẽ hoạt động các tôn giáo, nắm rõ từng đối tượng có chức sắc, tranh thủ đối tượng tốt, cô lập phần tử xấu và vô hiệu hoá chúng. Đồng thời thường xuyên phổ biến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho quần chúng giáo dân hiểu, tạo điều kiện thuận lợi để họ vừa sinh hoạt tín ngưỡng vừa tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước một cách tích cực.
Chính quyền địa phương luôn nêu cao cảnh giác, chú trọng công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt tuyến biên giới. Ngoài lực lượng nòng cốt là quân đội, công an, các địa phương cần xây dựng, củng cố mạng lưới an ninh nhân dân, trong đó các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng; vận động đồng bào cảnh giác phát hiện các đối tượng có ý đồ chống đối chế độ để các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời. Các tổ chức Đảng và chính quyền các cấp cần có biện pháp phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh giải quyết dứt điểm những vụ việc tiêu cực tham nhũng, các tệ nạn xã hội, xử lý kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, không để phát triển thành điểm nóng gây mất ổn định tình hình chính trị – xã hội ở địa phương.
– N. Long-
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: