Nhân sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, các thế lực thù địch lợi dụng các trang mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết cố tình đổi trắng thay đen, phủ nhận những đóng góp của Đảng, nhà nước ta trong lĩnh vực nhân quyền.
Ngày 02 tháng 01 năm 2023 trên trang facebook của Việt Tân đăng bài “Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền không có nghĩa là đã mặc được một chiếc áo giáp nhiệm màu”. Xuyên suốt bài viết là những lời lẽ lộng ngôn của kẻ đứng đầu tổ chức khủng bố trích dẫn của tổ chức khoác áo “nhân quyền” UN Watch, Hunman, Ringts Foundation cho rằng Việt Nam “tùy tiện bắt người chỉ trích chính phủ” vu cáo nước ta “tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thực tế ngày càng tồi tệ hơn” và “không đủ tiêu chuẩn cho chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”. Mục đích là nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, gây nhiễu loạn thông tin, giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng, nhà nước tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Luận điệu tuyên truyền đổi trắng thay đen nước ta “tùy tiện bắt người chỉ trích chính phủ” của cái gọi là tổ chức “nhân quyền” UN Watch, Hunman, Ringts Foundation mà Việt Tân lấy làm dẫn chứng để vu cáo nước ta vi phạm nhân quyền là hoàn toàn phi thực tế, bóp méo sự thực nhân quyền ở nước ta. Bởi vì, Đảng, nhà nước ta không “tùy tiện bắt người chỉ trích chính phủ” mà chỉ bắt giữ những người vi phạm pháp luật, đi ngược lại với những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc. Những “người chỉ trích chính phủ” mà UN Watch, Hunman, Ringts Foundation và Việt Tân đưa ra ai cũng biết đó là Phạm Đoan Trang, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm …Tựu chung những “người chỉ trích chính phủ” đó là những tên tội phạm lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá Đảng nhà nước, đi ngược lại tâm tư nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân, phạm Điều 117, Bộ luật hình sự, năm 2015 “Tội, làm, tang trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Việc bắt giữ những tên tội phạm, bảo đảm thượng tôn pháp luật, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, vậy mà dưới ngòi bút của những kẻ phản quốc hại dân, đội lốt hoạt động “dân chủ” đổi trắng thay đen, biến những tên tội phạm thành “người chỉ trích chính phủ”, vu cáo nước ta “tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong thực tế ngày càng tồi tệ hơn” thì thật là bỉ ổi, không còn chút liêm sỉ, bộc lộ bản chất phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, chính trị hóa các vụ án hình sự, bất chấp mọi thủ đoạn, thậm chí bán rẻ lương tâm để đạt mục đích mưu đồ chính trị, chống phá cách mạng nước ta.
Luận điệu Việt Nam “không đủ tiêu chuẩn cho chiếc ghế thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc” thì thật là nực cười cho những kẻ bán rẻ lương tâm, luôn mang trong mình sự thù hằn, đố kỵ với thành quả cách mạng Việt Nam. Việc Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn là thành viên Hội đồng Nhân quyền không phải do một vài cá nhân, tổ chức phản động lên tiếng mà do Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc quyết định, được cộng đồng thế giới ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực của nước ta trong việc thực thi nhân quyền trong nước và cộng đồng quốc tế. Thật vậy, từ khi nước ta giành độc lập, nhất là trong thời kỳ đổi mới quyền con người luôn được đề cao, mỗi người dân được bảo đảm đầy đủ quyền lợi, được tự do nói và làm những gì mình muốn trong khuân khổ pháp luật. Việc thực thi nhân quyền được hệ thống pháp luật Việt Nam bảo vệ, theo Khoản 1, Điều 14, Chương II, Hiến pháp năm 2013, đã quy định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật”, được cụ thể hóa trong hệ thống các Bộ luật như: Luật Báo chí, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng … Quyền làm chủ của nhân dân ta được thể hiện rõ như quyền bầu cử; quyền tự do báo chí; quyền tự do tín ngưỡng … Nói như vậy để thấy rằng quyền con người nước ta được thực hiện đầy đủ, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được nhân dân tuyệt đối tin tưởng và cộng đồng thế giới đánh giá cao. Đánh giá quốc tế về thực thi nhân quyền ở Việt Nam theo Ông Jean-Piere Archambaut Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu Nghị Việt-Pháp cho rằng “Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận”. Còn theo Bà Caitlin Wiesen Trưởng đại diện thường trú UNDP kết quả thì chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam năm 1990 là 0,48 đạt ở mức thấp đến năm 2019 là 0,704 nằm trong số các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất thế giới; bất bình đẳng về thu nhập thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Trên bình diện quốc tế Việt Nam tích cực, chủ động tham gia vào công ước quốc tế về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và thực hiện có hiệu quả như: Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác A-pac-thai; Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước quốc tế về không áp dụng thời hiệu tố tụng đối với Tội phạm chiến tranh và Tội phạm chống lại nhân loại; Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ; Công ước về quyền trẻ em; Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Công ước về người khuyết tât …Đặc biệt trong giai đoạn 2014 -2016 Việt Nam là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã cùng với các quốc gia trên thế giới đóng góp to lớn thúc đẩy thực thi nhân quyền, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo Ông Antonio Guterres Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đánh giá “Việt Nam là một đối tác quan trọng của Liên Hiệp Quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới”. Chính những kết quả đạt được trong thực thi nhân quyền trong nước và những đóng góp hoạt động nhân quyền trên thế giới mà uy tín của Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong việc thực thi nhân quyền trong nước và trên thế giới thì việc nước ta được bầu vào Hội đồng Nhân quyền là hoàn toàn xứng đáng, được nhân dân trong nước và trên thế giới tin tưởng. Chứ không phải “Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền không có nghĩa là đã mặc được một chiếc áo giáp nhiệm màu” để vi phạm nhân quyền như Việt Tân rêu rao. Đó chỉ là cái nhìn phiến diện biến những tên tội phạm phản quốc thành mỹ từ “hoạt động nhân quyền” để gây hoài nghi trong nhân dân, hạ uy tín Việt Nam trên bình diện quốc tế, cổ súy cho những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, nhằm đạt được mưu đồ chính trị trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chúng.
Những thành tựu của nước ta trong lĩnh vực hoạt động nhân quyền trong nước và những đóng góp trên bình diện quốc tế, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là hoàn toàn xứng đáng, được nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế ghi nhận. Những luận điệu xảo trá của Việt Tân và cái gọi là tổ chức “nhân quyền” UN Watch, Hunman, Ringts Foundation rêu rao tuyên truyền chỉ là phiến diện, mang động cơ chính trị để lừa rối nhân dân, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, chống phá cách mạng nước ta mà thôi.
DUY CHINH – XQUANG
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: