Friday, November 22, 2024

Bản chất của những kẻ chống phá không thay đổi

Có thật là nghiêng về phía Mỹ, thân phương Tây, hay “bài Trung Quốc” có làm cho đất nước lớn mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc như tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng vì dân”… hoặc các tư tưởng của đám “ba que” đu càng đang tuyên truyền???

Bản chất của những kẻ chống phá không thay đổi

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất, người đặt nền móng cho nền ngoại giao hiên đại Việt Nam đã khẳng định “muốn người ta giúp cho, thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình đã”. Trong bài phát biểu kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9/1948, Người nói “ Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ độc lập giả hiệu ấy”.

Ngược dòng lịch sử, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ to lớn cả về vật chất và tinh thần từ nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, tuy nhiên Hồ Chí Minh khẳng định “Các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khẳng khái để chúng ta có thêm điều kiện tự lực cánh sinh”. Và chính lịch sử quan hệ của chúng ta với Liên Xô và Trung Quốc cũng đã chứng minh đường lối tự chủ của chúng ta là đúng đắn. Từ chiến tranh biên giới 1979 đến sự kiện đảo Gạc Ma năm 1988; cũng ngay sau sự kiện này chúng ta chỉ đề nghị Liên Xô cử một tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đang đóng ở quân cảng Cam Ranh “gửi một tàu chở nước ra Trường sa” nhưng họ cũng từ chối, mặc dù giũa ta và Liên Xô đã có hiệp định về An ninh. Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó đã nói “ Ngay cả một cái tàu nước Liên Xô cũng không giúp mình, thì trông cậy vào những gì khó hơn”. Từ đó khái niệm độc lập tự chủ một cách thực tiễn càng rõ nét hơn, đó là độc lập cả về kinh tế và chính trị, độc lập về quốc phòng an ninh.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc đường lối đối ngoại của ta, gần đây liên quan đến cuộc xung đột Ukraina – Nga, chúng càng ra sức tuyên truyền về các chính sách đối ngoại của Việt Nam, cho rằng chúng ta không có quan điểm rõ ràng, không thể hiện sự ủng hộ bên nào, không nghiêng bên nào. Quan điểm của chúng ta là ủng hộ hòa bình, tuân thủ luật pháp Quốc tế và tôn trong toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, đặc biệt là bảo vệ người dân vô tội.

Vậy, có thật là nghiêng về phía Mỹ, thân phương Tây, hay “bài Trung Quốc” có làm cho đất nước lớn mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc như tổ chức khủng bố “Việt Tân”, “Đảng Dân chủ nhân dân”, “Đảng vì dân”… hoặc các tư tưởng của đám “ba que” đu càng đang tuyên truyền???

Hãy nhìn vào bài học của Ukraina: Năm 1991, sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine khi đó là một quốc gia hùng mạnh thừa hưởng từ Liên Xô đội quân gần nửa triệu người và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ 3 thế giới, GDP bình quân đầu người là 6.900 USD (xếp thứ 52 thế giới), nợ công năm 1994 là 4,8 tỷ USD, nhưng đến năm 2018 con số này là 76,3 tỷ USD, và bây giờ Ukraina chỉ còn là đống đổ nát, nếu xung đột kết thúc thì đất nước này cần tới hàng nghìn tỷ USD từ các nguồn vay nước ngoài để tái thiết đất nước. Có thể nói đó là kết quả của một chính sách đối nội và đối ngoại không nhất quán, mà đường lối đối ngoại của quốc gia này là nguyên nhân chính dẫn đến tương lai u ám của đất nước. Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Tổng thống Mỹ George Bush cố gắng để Ukraine và Gruzia nhận được kế hoạch hành động chuẩn bị trở thành thành viên của liên minh. Tuy nhiên, Mỹ có thực sự muốn điều này, khi Mỹ sẽ phải hỗ trợ nhiều hơn, tiêu tốn nhiều tiền của hơn cho một đồng minh vốn không đem lại nhiều lợi lộc cho nước Mỹ? Nhận thấy không có cơ hội ra nhập NATO, Ukraine quay sang lộ trình hội nhập kinh tế thông qua một hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU), kết quả vẫn là nhưng lời hứa suông từ phía EU, căng thằng càng leo thang giữa Kiev và Moscow khi NATO tiếp tục muốn thực hiện chính sách “Đông tiến”.

Nguyên nhân của xung đột là gì? Tại sao từ một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, Ukraina lại trở thành một đống đổ nát hoang tàn, nhân dân sống trong lầm than, ly tán, không điện, không nước, không lương thực? Máu của những người lính vô tội đổ xuống để phục vụ những toan tính chính trị của ai? Thế lực nào “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến xung đột Nga-Ukraine leo thang? Ai được lợi và bên nào chịu thiệt hại trong cuộc xung đột này?

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ngày 24/2/2002, hòa bình được hy vọng khi vào ngày 10/3/2022, các quan chức cấp cao của Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Antalya, và sau đó tiếp tục gặp nhau tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ngày 9/4/2022, sau chuyến thăm của Thủ tướng Anh Boris Johnson đến Kiev, “quá trình đàm phán song phương đã bị tạm dừng”. Sau đó, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm Kiev. Kết thúc chuyến đi, ông Austin tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi muốn thấy nước Nga suy yếu”, và “ đảm bảo rằng Nga sẽ phải trả giá về kinh tế một cách nghiêm trọng và lâu dài, cũng như tiếp tục hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự nhằm gây ra càng nhiều thất bại cho Nga càng tốt”.

Về phía Nga chắc chắn không muốn gây xung đột với Ukraine bởi vì nó gây bất ổn cho chính nội tại nước này, Nga phải tiêu tốn nhiều nhân lực, vật lực cho cuộc xung đột này và phải gánh chịu thêm các biện pháp trừng phạt khốc liệt của Mỹ và phương Tây. Việc này sẽ làm xói mòn tiềm lực kinh tế-chính trị-quân sự Nga, từng bước làm suy giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế.

Với Mỹ thì khác, xung đột Nga-Ukraine xảy ra, Mỹ trở thành “ngư ông đắc lợi”; Nga suy yếu, Mỹ rảnh tay để đối phó với Trung Quốc một thế lực lớn mạnh đang đe dọa soán ngôi “bá chủ” của Mỹ. Thêm vào đó, EU buộc phải phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Mỹ vì dự án đường ống dẫn khí đốt Phương Bắc 2 từ Nga sang châu Âu sẽ bị đình trệ, người Châu Âu phải trả cái giá cắt cổ để mua khí đốt từ Mỹ thay nguồn năng lượng hóa thạch giá rẻ của Nga. Kinh tế suy thoái diễn ra ở hầu hết các nước Châu Âu, Thủ tướng Hungary (một quốc gia thành viên EU) đã gọi việc này giống như “tự bắn vào chân mình”. Hơn nữa, đối với, bất kể cuộc xung đột vũ trang nào Mỹ sẽ kiếm chác khoản lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí, các nước Châu Âu thì đang cạn kiệt vũ khí vì phải thực hiện “trách nhiệm” của mình khi hỗ trợ Ukraina. Không sai khi nói rằng Ukraina đã trở thành “quân bài” trong ván cờ chính trị của các cường quốc và hàng triệu người Ukraine đã phải hứng chịu bom đạn chiến tranh, như một cái giá khủng khiếp cho sự thất bại về chính sách mà đất nước này theo đuổi.

Vậy thì có lý do gì để chúng ta từ bỏ đường lối “đối ngoại và ngoại giao Việt Nam hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc và trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam” đang đưa “Đất nước ta có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, còn những kẻ phản quốc thì bản chất của những kẻ chống phá không thay đổi.

KHẢI – TRẦN

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG