Thực chất, bài viết nhằm tạo ra sự hoang mang, dao dộng của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, bài viết thể hiện sự cố tình không nhìn được đất nước Việt Nam đang thay đổi hàng ngày, đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam càng được quan tâm.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, nước ta đã tạo nhiều dấu ấn nổi bật, tô đậm thành tựu của 35 năm đổi mới với những bước tiến vượt bậc; năm 2020 dù chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19 nhưng vẫn được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách, cũng là thời điểm niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ là lớn nhất.
Trên trang facebook Việt tân ngày 20 tháng 10 có bài viết với tiêu đề “Tới khi nào người Việt Nam mới biết sự thật đáng buồn này. Trong bài viết đã liệt kê thông tin không kiểm chứng về một số vấn đề xã hội nước ta hiện nay. Như: “Khi cả thế giới đều biết Việt nam là một nước nghèo khó về kinh tế nhưng lại giàu có về bệnh tật ung thư”. Khẳng định những thông tin mà bài viết nêu xuất phát từ cái nhìn thiển cận, thể hiện góc nhìn của một người không hiểu thực tiễn Việt Nam.
Về căn bện ung thư, là căn bệnh của cả thế giới đang phải đối mặt với nó, chứ không riêng gì Việt Nam. Nhưng chúng tôi luôn biết cách ứng phó, kiểm soát, cập nhật những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất về y học để điều trị cho bệnh nhân cùng với tinh thần điều trị “Bác sĩ như mẹ hiền”. Nên tỉ tử vong của Việt Nam so với các nước phát triển ngày càng hạn chế.
Theo đánh giá, 5 năm qua, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện. Trên lĩnh vực kinh tế theo tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016 -2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất. Theo đánh giá của world bankngày 14 tháng 4 năm 2022:Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.
Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.
Cụ thể về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022 có thể hoàn thành và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phtá được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực ngay từ đầu năm, ước GDP cả năm tăng khoảng 8%. Công tác chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tỉ lệ hộ nghèo giảm 1%.
Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mới bệnh nhân ung thư xếp thứ 90/185 quốc gia và tỷ lệ tử vong do ung thư xếp thứ 50/ 185 quốc gia
Thực chất, bài viết nhằm tạo ra sự hoang mang, dao dộng của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, bài viết thể hiện sự cố tình không nhìn được đất nước Việt Nam đang thay đổi hàng ngày, đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam càng được quan tâm.
Khi tiếp nhân thông tin, các bạn đọc cần tỉnh táo tiếp nhận để không mắc mưu được kẻ phản động. Quá trình tìm hiểu, đánh giá, nhận định, phải hiểu rõ nguồn thông tin. Đảng ta đã chủ trương tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng dân chủ phải trong khuôn khổ, tự do xã hội chủ nghĩa không phải tự do vô hạn. Vì vậy, mỗi bạn đọc khi tiếp nhận thông tin, hay đăng tải thông tin, bạn đọc cần nắm rõ và nắm chắc quy định tự do ngôn luận, tự do báo chí để không vi phạm vào pháp luật Nhà nước.
ĐỖ QUYÊN – ĐỖ KIÊN
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: