Saturday, November 23, 2024

Gắp lửa bỏ tay người

Tôi đã dành cả đời mình để quan sát về hiện tượng dựng chuyện kiểu “gắp lửa bỏ tay người” vương vãi đâu đó quanh mình. Mới đây nhất, tôi đang thấy một nhân cách, một tâm hồn thơ dại bị vùi dập mang tên Tăng Vân Khanh. Chỉ vì một cái tiêu đề đơn nghĩa duy nhất mà không có từ nào khác để diễn tả trong tiếng Anh đối với bài luận “Chiến tranh Việt Nam: Vượt lên quầng sáng cuối trời” giành được học bổng của 07 trường Đại học tại Mỹ. Bản chất bài luận rất hay, một tuyệt phẩm nhân gian trong thời đại mới của thế hệ tương lai khi mà cuộc c.h.i.ế.n t.r.a.n.h giành độc lập dân tộc và thống nhất non sông đã lùi xa gần 50 năm, thế hệ ra đời sau 1975 chỉ còn nghe, nhìn qua phim, tranh, ảnh, sách vở, lời kể của các bậc tiền nhân. Cái xấu ở đây được dựng lên qua lăng kính người phán xét, người hiểu một cách mù quáng, đầy quy chụp. Đáng nói là sự mù quáng, quy chụp đó không hướng đến nội dung bài luận (vì chẳng có gì mà quy với chụp) nhưng lại hướng đến cái tiêu đề “Chiến tranh Việt Nam- Vietnam war” kia.

Bác Hồ đã từng căn dặn nhiều lần: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhưng không ít người đang cố tình lờ đi câu nói đó. Trong hàng ngàn vặn sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, nâng niu, thì sự huỷ hoại là t.ộ.i á.c kinh hoàng nhất bởi lẽ “trăm người làm nhưng chỉ cần một người phá mà thôi”.

Đến bao giờ văn hoá của một bộ phận trong xã hội có thể lớn như cái thân xác họ mang. Có lẽ, những “người phán xử” kia họ chưa bao giờ xem vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Bởi nếu đã, hoặc chí ít đặt mình vào vai người khác chỉ một tíc tắc tôi chắc họ đã đứng trên bình diện khách quan, xuất phát từ bản chất, chân tướng khi nhìn nhận vấn đề với tinh thần khách quan, xây dựng thay vì vùi dập, dẫm đạp một con người bé nhỏ.

Tăng Vân Khanh (học sinh lớp 12 Văn, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương), một cô gái còn quá trẻ, một đứa con còn quá nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu đang không chịu được cú sốc quá lớn tai bay vạ gió, những “ý tưởng” do người ta “gắp lửa bỏ vào tay”. Có ai đó đã từng nói rằng trên đời này cái gì sắc hơn dao thì đó chính là miệng lưỡi người đời. Cha tôi đã từng dạy tôi rằng: “lời nói là đọi máu” nên phải “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói để khỏi làm tổn thương ai. Tôi cũng dành cả đời mình để luyện rèn điều đó. Vì càng ngày tôi càng thấy, quả thực, lời nói có thể xây và phá huỷ cả một thành trì, có thể cứu sống hay g.i.ế.t c.h.ế.t rất nhiều người.

Gắp lửa bỏ tay người

Ai có con thì cũng sẽ hiểu, một đứa bé lớp 12, chưa đầy 18 tuổi, ở cái tuổi ấy, người ta chưa hề nghĩ ra những thứ nặng nề về chính trị ẩn ý trong cái tiêu đề như các vị đang gán vào đâu. Mà cho dù giả sử có (tôi đang giả sử chứ khẳng định không có ở em Vân Khanh) thì chúng ta cũng phải nhẹ nhàng uốn nắn thay vì vùi dập một mầm xanh khao khát, một tài năng thực sự. Một em học sinh chuyên văn nhưng viết, khai thác làm tốt với đề tài lịch sử vốn vừa khó vừa rất quan trọng nhưng đã từng đứng trước nguy cơ bị “cho ra rìa”. Đấy, xem đi, chuyên văn, giỏi tiếng Anh, đam mê lịch sử, phẩm chất, đạo đức, thành tích tuyệt vời như thế, các vị xem hộ tôi được mấy người? Thay vì nâng niu, trân trọng một tài năng, thì các vị đang làm gì với thế hệ con, cháu mình vậy? Các vị đã đọc bài luận chưa? Các vị đã tiếp xúc, hiểu về con người của em ấy chưa? Hay các vị đang dùng định luật của “bình đựng a xít” để gặm nhấm, phán xét vấn đề.

Tôi là phụ huynh, là giáo viên, một nhà chính trị nên tôi hiểu, rất đồng cảm và thương cho em Vân Khanh, gia đình, người thân của em. Hơn ai hết, tôi thấu hiểu những cảm giác của “trái tim rỉ máu”, “vết bỏng từ than” mà em đang phải chịu. Vân Khanh và gia đình à! Thực ra chúng ta hãy cứ sống vì ta, chứ sống gì cho miệng lưỡi người đời, phàm những gì không có được người ta mới ghen ghét và phá hoại nó thôi, em và gia đình cũng không cần phải nghe những lời “dựng lên” từ họ, vì bản chất mình thế nào mình hiểu.

Giống như cuộc đời vậy, cho dù bạn làm tốt đến bao nhiêu thì cũng không bao giờ được lòng tất cả. Bởi lẽ, đó là một trong những thói tật xấu tồn tại đâu đó trong xã hội lâu nay, chúng ta tạm gọi đó là “khuyết tật của văn hoá”. Sự ghen ghét, đố kị đó không biết nó xuất hiện từ bao giờ, từ khi nào, có thể là tàn dư chưa hết từ loài vật khi tiến hoá thành người, hay nó cũng như một biến tướng của phong kiến kìm kẹp, thử thách, trêu ngươi cũng nên. Nhưng những người biết vượt qua, không quan tâm sẽ trở nên mạnh mẽ hơn vì “chó cứ sủa còn đoàn người cứ đi”, “những cây cổ thụ nhất thường sống trên đất cằn cỗi nhất”, hãy lấy bản chất của chính mình “cây ngay không sợ chết đứng” để có được bản lĩnh bước tiếp. Chúng tôi tin em sẽ làm được điều đó.

Còn về sự khao khát khám phá nước Mỹ của em cũng là để thế hệ công dân toàn cầu chúng ta hiểu về người trong câu nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Chúng ta cứ mãi ghét, mãi bỏ, mãi cực tuyệt để rồi chúng ta được cái gì? Thay vì chúng ta phải hiểu để khắc chế, rút ra bài học từ họ cũng như nước khác, không có gì sai trong tư tưởng tiến bộ ấy cả. Chưa kể, thực sự mà nói thì với vai trò Lãnh đạo toàn cầu, Mỹ có nhiều thứ đáng để tất cả các nước khác trên Thế giớiphải học chứ không riêng gì Việt Nam.

Nếu ai đó cứ cố tình nói rằng cháu Tăng Vân Khanh được “bồi bút” bằng đô la để tạo nên bài thi đó thì các vị hãy cho tôi bằng chứng. Còn nếu không các vị nên “dựa cột mà nghe” và lặng lẽ gỡ bài trước khi tự mình trở nên vừa ngốc ngếch, bần tiện, xấu xí hơn trong con mắt người đời. Các vị hãy giữ lại chút phúc đức không phải cho người khác mà cho chính bản thân mình và còn được sống để yêu thương thay vì quẩn quanh GATO mù quáng.

Bài viết Gắp lửa bỏ tay người đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Thanh niên Việt Nam.

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Nguồn:

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG