Cho đến nay có thể khẳng định vụ Việt Á là một siêu đại án khiến gần 70 cán bộ nhập kho, trong đó có hẳn 2 ủy viên Trung ương Đảng và đến nay vẫn chưa kết thúc. Quá trình điều tra đã hơn nửa năm với tình tiết ngày càng gây cấn trở thành miếng mồi ngon cho truyền thông “bẩn”, chống phá Nhà nước được dịp “đơm hoa kết trái” với đủ loại đơm đặt nhằm gieo hoài nghi vụ án là “màn thanh trừng nội bộ”, bản chất chế độ này là “độc quyền” đẻ ra tham nhũng chứ không phải chống tham nhũng, tiêu cực đâu, hay những màn khóc lóc sướt mướt tố cáo, đánh đồng cán bộ, đảng viên đều giống nhau, y như các can phạm vụ Việt Á,…
Chẳng hạn như trong bài viết trên trang “bẩn” Tiếng Dân News ngày 8/6/2022 “Cơ chế “dân chủ tập trung” của các ông có vấn đề” hay ngày ngày 15/6/2022 “Vụ Việt Á là một đại án giết người có tổ chức” xuyên tạc rằng vụ Việt Á là “một kịch bản lừa đảo hoàn hảo”, là “kế hoạch giết người có tổ chức, của cả một hệ thống đảng viên CSVN, từ thượng tầng quốc gia xuống cho tới hàng “tép riu” là ông chủ Việt Á”, chống tham nhũng chỉ là hình thức phổ diễn, nguyên tắc vận hành tập trung dân chủ là nguồn căn sai phạm, muốn chống thực sự phải xóa bỏ chế độ. Ý đồ của kẻ viết đều nhắm đến mục tiêu bôi đen công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam; xuyên tạc sự thật về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bàn về luận điệu xuyên tạc kiểu này, blogger Phúc Đông A cho rằng:
Trước hết, phải khẳng định rằng đại án Việt Á và việc có hơn 60 cán bộ, đảng viên cùng những cơ quan, đơn vị bị dính vòng lao lý liên quan đến sự kiện này cho thấy sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Điều đó cũng có nghĩa là việc Đảng chủ trương đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực trong cả hệ thống chính trị những năm gần đây là đúng đắn. Những nhận định kiểu việc khai trừ khỏi Đảng, khởi tố và bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long là để “xoa dịu lòng dân trong bối cảnh chán nản suy sụp” và đó cũng là vì “chia phe, chia ghế để quan sát lẫn nhau” thật nực cười. Chẳng có luận cứ nào để nói rằng đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo ở Việt Nam là tranh giành quyền lực, là đấu đá nội bộ… nhưng cứ mỗi khi có một cán bộ lãnh đạo vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng thì các thế lực thù địch lại đồng thanh đổ lỗi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và bôi lem hàng chục triệu cán bộ, đảng viên “đều như nhau” cả, rằng “hiện thời, có chỗ nào, cơ quan nào, lãnh vực nào còn “trong sạch” ở Việt Nam.
Thứ hai, nguyên tắc, cơ chế tập trung dân chủ là nguồn gốc tạo nên sức mạnh của Đảng về mặt tổ chức và hoạt động; là điều kiện bảo đảm cho Đảng giữ vững sự thống nhất về ý chí và hành động. Việc một số cấp ủy buông lỏng vai trò lãnh đạo khiến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu giảm sút, rơi vào dân chủ hình thức hay việc một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu lạm quyền trong chỉ đạo, điều hành, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, sa vào tham nhũng, tiêu cực, gây hậu quả nghiêm trọng như vụ Việt Á đều đã phải trả giá cho những sai phạm của mình. Không thể lấy những sai phạm đã bị điều tra, xử lý để phủ nhận cơ chế, nguyên tắc vận hành của cả bộ máy trơn tru, làm nên sức mạnh của Đảng gần một thế kỷ qua được
Thứ ba, cũng không thể vì “đại án Việt Á” mà cho rằng ở Việt Nam “cả guồng máy trục lợi và hệ thống quan chức suy thoái”. Sự thật thì Việt Á và những cá nhân, cơ quan đơn vị liên quan đến vụ tham nhũng này vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra nghiêm túc và sẽ có kết luận rõ ràng. Dù hệ lụy của Việt Á và từ Việt Á là không thể phủ nhận, nhưng chỉ vì Việt Á mà công kích, xuyên tạc nguyên tắc tập trung dân chủ; hay cho rằng đó là “một đại án giết người có tổ chức, của cả một hệ thống đảng viên CSVN, từ thượng tầng quốc gia xuống cho tới hàng “tép riu” là ông chủ Việt Á” thì đều là suy diễn và quy chụp. Đây chính là chiêu trò mượn Việt Á, nhân vụ Việt Á để kích động dư luận xã hội, gây hoang mang trong cộng đồng.
Nguồn: Loa phường