Tuesday, October 22, 2024

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Đừng mượn cớ để xóa bỏ điều luật

Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với bị can Nguyễn Phương Hằng để điều tra về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Mượn gió bẻ măng, các đối tượng cơ hội cũng lợi dụng vụ án để xuyên tạc, tấn công, đòi xoá bỏ Điều 331, Bộ luật Hình sự.

Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Đừng mượn cớ để xóa bỏ điều luật

Giới dân chủ đang tích cực lan truyền quan điểm cho rằng việc khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” là khiên cưỡng, không đúng quy định của pháp luật, mang tính quy chụp. Từ đây, những kẻ này ra sức kêu gào đòi Việt Nam phải xoá bỏ Điều 331 Bộ Luật hình sự. Theo các “nhà dân chủ”, đây là điều luật “ mơ hồ”, “được tạo ra để chụp mũ lên bất kỳ đối tượng nào nó muốn trừng trị”.

Điều 331 quy định rõ: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam là phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế cũng như yêu cầu thực tiễn để điều chỉnh các quan hệ xã hội của Việt Nam, không hề “mơ hồ” như những gì các đối tượng “dân chủ” đang cố tình tô vẽ ra.

Thứ nhất, về pháp luật quốc tế, Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 khẳng định: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra, bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.

Đến lượt mình, hàng loạt quốc gia cũng đặt ra những điều khoản cụ thể để ngăn chặn việc lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, Hiến pháp Đức quy định: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”. Hay như Công Công ước nhân quyền châu Âu (1953) ghi nhận: “Tất cả mọi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến… Việc thực hiện các quyền nói trên, bao gồm cả các nghĩa vụ và trách nhiệm, hình thức, điều kiện, các hạn chế hoặc các biện pháp trừng phạt cần phải được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có cân nhắc đến việc cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích đối với an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì trật tự công cộng và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe và đạo đức, nhân phẩm hoặc danh dự của con người, ngăn ngừa việc tán phát các thông tin mật hoặc để bảo đảm quyền lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp”.

Thứ hai, Việt Nam tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, tự do, dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Phân tích trên phương diện pháp lý, căn cứ trên quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự có thể thấy khách thể bị xâm hại gồm hai nhóm chính là lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Lợi ích của Nhà nước có thể kể đến là lợi ích về kinh tế, chính trị, ngoại giao, uy tín của chính quyền… Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bao gồm các quyền về kinh tế, chính trị, dân sự… được pháp luật quy định (ví dụ như quyền bí mật riêng tư, cá nhân; quyền bảo vệ uy tín, danh dự; quyền tự do kinh doanh…). Hành vi phạm tội được biểu hiện hết sức đa dạng. Đó có thể là việc sử dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt gây phương hại đến lợi ích người khác; lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để hạ bệ, tấn công người khác…

Thứ ba, từ các quy định của pháp luật áp dụng vào vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, có thể thấy hành vi của bà Hằng đã có dấu hiệu của tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Vụ việc liên quan đến bà Hằng không phải mới mà diễn ra trong một thời gian dài khi bà Hằng liên tục có đơn tố cáo Võ Hoàng Yên lừa đảo, một số nghệ sĩ lợi dụng từ thiện chiếm đoạt tài sản… Sau những thông tin của bà Hằng, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra, xác minh theo quy định và có thông báo kết quả giải quyết đến bà Hằng. Tuy nhiên, bà Hằng lại liên tục có những hành vi coi thường pháp luật, lăng nhục, sỉ vả người khác. Thậm chí, sau khi cơ quan chức năng kết luận không đủ chứng cứ kết tội một số người theo tố cáo, bà Hằng vẫn lên mạng chửi bới, sỉ nhục, réo tên họ. Nói thẳng, kể cả trong trường hợp những cá nhân bị bà Hằng tố cáo có sai phạm thì bà Hằng cũng không có quyền kết tội, sỉ nhục những người này. Trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tố tụng; trách nhiệm kết án thuộc về Toà án. Đây mới là thượng tôn pháp luật. Việc bà Hằng liên tục livestream, sử dụng những ngôn từ miệt thị, xúc phạm người khác đã đi quá giới hạn của pháp luật.

Có thể thấy, từ vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng, các “nhà bình loạn” cố tình hướng lái để đòi xoá bỏ Điều 331, Bộ luật Hình sự. Đây chẳng phải là việc “thương xót” gì đối với bà Hằng mà tất cả đều là mưu đồ thâm sâu. Nếu như bà Hằng chỉ lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm lợi ích của một số cá nhân thì các “nhà dân chủ” lại thường xuyên lợi dụng điều này để chống phá chính quyền, xâm phạm lợi ích của đất nước. Chính vì vậy, những kẻ này ra sức chống phá với mưu đồ xoá bỏ điều luật để thuận tiện trong việc thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia.

Bảo An

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG