Saturday, November 23, 2024

Nga cảnh cáo Phần Lan, Thụy Điển sẽ nhận hậu quả quân sự nếu gia nhập NATO

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cảnh báo về những hậu quả quân sự và chính trị mà Thụy Điển và Phần Lan sẽ phải gánh chịu nếu cố gắng gia nhập NATO.

Theo Newsweek, trong một cuộc họp báo diễn ra hôm qua (25/2), Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: “Phần Lan và Thụy Điển không nên bảo đảm an ninh của mình bằng cách làm tổn hại đến an ninh của các quốc gia khác. Việc họ gia nhập NATO có thể gây ra những hậu quả về quân sự và chính trị nghiêm trọng, đòi hỏi phải có phản ứng từ đất nước chúng ta”.

nga canh cao phan lan thuy dien ve gia nhap nato spl
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: AP

Tuyên bố trên được đưa ra trên sau khi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy xác nhận Ukraina nhận được sự hỗ trợ về quân sự và nhân đạo đáng kể từ hai quốc gia trên. Bộ Ngoại giao Nga sau đó cũng đăng tải cảnh báo tương tự lên tài khoản của mình ở Twitter.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Pekka Haavisto cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti rằng Helsinki vẫn bảo lưu cơ hội xin gia nhập NATO. Ông Haavisto lưu ý chính sách đối ngoại của nước này vẫn ổn định, không gặp áp lực gia nhập NATO.

Ngoại trưởng Haavisto cho biết Phần Lan và Thụy Điển đã tích cực đối thoại với NATO từ năm 1994 và tiếp tục thảo luận về các vấn đề an ninh của châu Âu với liên minh này.

Sanna Marin, thủ tướng Phần Lan, đã tham gia cùng các nhà lãnh đạo NATO tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ Nga. Ảnh: Bloomberg

Các lãnh đạo Thụy Điển cho rằng “việc ngăn sự mở rộng trong tương lai của NATO sẽ làm giảm cơ hội đưa ra các lựa chọn chính trị độc lập”. Chính phủ Phần Lan cũng nhấn mạnh rằng họ cần phải có không gian để đưa ra các quyết định nội bộ, bao gồm cả việc xin gia nhập NATO.

Vào cuối năm 2021, Nga đã công bố dự thảo hiệp ước với Mỹ và một thỏa thuận với NATO về đảm bảo an ninh. Đặc biệt, Moskva yêu cầu các đối tác phương Tây bảo đảm pháp lý từ chối mở rộng thêm về phía Đông của NATO, không kết nạp Ukraine và thiết lập các căn cứ quân sự ở các nước hậu Xô Viết.

Các đề xuất cũng bao gồm một điều khoản về việc không triển khai vũ khí tấn công của NATO gần biên giới của Nga và rút các lực lượng liên minh ở Đông Âu về như năm 1997.

Minh Phú

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG