Saturday, November 23, 2024

WHO cảnh báo: “Omicron chưa phải biến thể cuối cùng, đừng vội thở phào!”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đại dịch sẽ không kết thúc khi biến thể Omicron thuyên giảm ở một số quốc gia, đồng thời cảnh báo mức độ lây nhiễm cao trên khắp thế giới có thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới khi virus đột biến.

Bà Maria Van Kerkhove cho biết đại dịch sẽ không kết thúc khi biến thể Omicron thuyên giảm ở một số quốc gia.

Trang Reuters đăng tải phát biểu của bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật Covid-19 thuộc WHO, cho biết: “Chúng tôi nghe nhiều người cho rằng Omicron là biến thể cuối cùng, sau đó đại dịch sẽ kết thúc. Không phải thế bởi loại virus này đang lây lan ở mức độ rất mạnh mẽ trên khắp thế giới”.

Theo WHO, các ca nhiễm mới đã tăng 20% ​​trên toàn cầu trong tuần qua với tổng số gần 19 triệu ca được ghi nhận. TS Bruce Aylward, một quan chức cấp cao của WHO, cảnh báo mức độ lây nhiễm cao sẽ tạo cơ hội cho virus nhân bản và đột biến nhiều hơn, làm tăng nguy cơ xuất hiện một biến thể mới.

Bà Van Kerkhove cho biết giờ không phải là lúc để nới lỏng các biện pháp y tế cộng đồng, chẳng hạn như hạn chế đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Bà Van Kerkhove cảnh báo: “Nếu chúng ta không làm điều này ngay bây giờ, chúng ta sẽ chuyển sang cuộc khủng hoảng tiếp theo. Chúng ta cần chấm dứt cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang gặp phải và có thể làm được điều đó ở thời điểm hiện tại”.

Chuyên gia này kêu gọi các chính phủ đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống giám sát để theo dõi virus khi chúng đột biến. Bà nhấn mạnh: “Đây không phải là biến thể đáng lo ngại cuối cùng”.

Trước đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay có dấu hiệu cho thấy sự gia tăng ca nhiễm do biến thể Omicron có thể đã tới đỉnh điểm ở một số nước, mang lại hy vọng điều tồi tệ nhất của làn sóng dịch mới đã qua nhưng chưa quốc gia nào thoát khỏi mối đe dọa hoàn toàn.

Bà Soumya Swaminathan, giám đốc khoa học của WHO, đánh giá ý tưởng phát triển vắc-xin nhằm vào biến chủng cụ thể hấp dẫn nhưng sẽ mất nhiều tháng để phát triển trong khi thế giới luôn phải cố bắt kịp biến chủng tiếp theo. Do đó, cách tiếp cận tốt hơn hết là phát triển cái gọi là “đa vắc-xin”.

Trong diễn biến liên quan, Quỹ Gates của tỉ phú Mỹ Bill Gates và Tổ chức Wellcome cam kết mỗi bên hỗ trợ 150 triệu USD cho cuộc chiến chống dịch Covid-19 và chuẩn bị ứng phó các đại dịch trong tương lai. Tổng số tiền tài trợ 300 triệu USD sẽ được trao cho Liên minh Đổi mới Ứng phó Dịch bệnh (CEPI).

Thành lập vào năm 2017, CEPI đã đóng góp lớn trong cuộc chiến chống Covid-19. Tổ chức này cung cấp tài trợ cho 14 dự án vắc-xin, trong đó có dự án của AstraZeneca, Moderna và Novavax. Một trong các mục tiêu chính của CEPI là giảm đáng kể thời gian phát triển vaccine chống lại bất kỳ mối đe dọa mới nào từ virus trong vòng 100 ngày từ khi phát hiện mầm bệnh.

Bảo Trâm (Theo Reuters)

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG