Tuesday, November 26, 2024

Bản báo cáo Mỹ “kết tội” Trung Quốc gửi thông điệp gì đến Việt Nam? 

Tình hình Biển Đông luôn thu hút sự chú ý của quốc tế, tuy nhiên sự chú tâm được thể hiện rõ nét trong tuần qua với báo cáo số 150 Mỹ vừa tung ra, được giới thiệu là “chi tiết nhất” để chống lại các yêu sách “trái pháp luật” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nếu như trong báo cáo số 143 trước đây, phía Mỹ chỉ đặt câu hỏi về tính hợp pháp của “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra vào năm 2009 và yêu cầu Bắc Kinh làm rõ “đường 9 đoạn” này dựa trên cơ sở pháp lý nào? Thì báo cáo số 150 vừa công bố ngày 12-1-2022, Mỹ đã khẳng định, gọi đích danh: “Trung Quốc làm trái luật pháp quốc tế”.

Cụ thể, Mỹ đưa ra một loạt các kết luận: Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền với các thực thể không đáp ứng được định nghĩa về đảo và nằm ngoài lãnh hải hợp pháp là trái với luật pháp quốc tế; Các đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc tự vẽ ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là trái với luật quốc tế; Mọi ý định hay hành động áp dụng điều tương tự ở các nhóm đảo khác, bao gồm quần đảo Trường Sa, đều phi pháp.

Với diễn biến này, ai cũng có thấy nhìn thấy sự quyết liệt của Mỹ khi lên án Trung Quốc. Có thể nói, bảng báo cáo số 150 này của Mỹ sẽ là thêm một cơ sở để vạch trần những luận điệu phi lý của Trung Quốc về chủ quyền; là thêm tín hiệu để Việt Nam đòi lại phần biển đảo mà Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp trên quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam; đồng thời có thể đưa chủ quyền trên biển Đông về đúng trật tự của nó.

Tuy nhiên, Biển Đông đó chỉ là một phần của tảng băng lớn thông qua báo cáo 150, chưa thể nói hết trong hành động hướng đến mục tiêu của Mỹ, khi những phần “vệ tinh” khác cho thấy Mỹ liên kết mạnh mẽ với đồng minh trong “bộ tứ an ninh” để làm suy giảm sức mạnh của Trung Quốc hiện nay trên trường quốc tế.

Sẽ là thách thức và là điều vô cùng khó khăn khi hiện nay, sức mạnh về nội lực của Trung Quốc đáng gờm và khách quan nhìn nhận “Trung Quốc không phải là con hổ giấy”, dù bị “cấm cửa” và “siết chặt” ở nhiều nơi nhưng kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng ngôi số 1, thì đó chính là đối thủ nặng ký, suốt hai năm nay Mỹ phải liên minh với nhiều quốc gia để giảm đi sức mạnh ngày càng to tướng của Trung Quốc.

Khi bản báo cáo số 150 tung ra, cũng là thời điểm Mỹ đã và đang liên kết đồng minh để chống Trung Quốc: Đối thoại “2+2” Mỹ-Nhật Bản; Mỹ tập trận đa phương “Sea Dragon 22” cùng với Úc, Canada, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc tác chiến chống tàu ngầm (ASW) ở Guam….

Việc Mỹ có hàng loạt các động thái liên tiếp liên quan đến Biển Đông, ngoài mặt thì công kích, lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, bên trong thì dùng đó như là một lý do để tăng cường kết nối an ninh, tạo lập các nhóm liên minh, cả các nhóm liên minh quân sự vùng để tăng cường kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Từ đó cho thấy, câu chuyện của các cường quốc, dù với danh nghĩa nào, thì cũng là đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Như chính một vị Tổng thống Mỹ từng tuyên bố: “Nước Mỹ trên hết”. Do vậy, Việt Nam với vị trí địa lý, chủ quyền không thể bàn cãi ở Biển Đông, cần sáng suốt trong từng bước đi để tránh lọt vào bẫy đối đầu, chọn phe giữa các nước lớn mà đánh mất tính chính nghĩa, đánh mất tính pháp lý không thể bàn cãi mà mình đang có.

Ốc Biển Trường Sa 

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG