Friday, November 22, 2024

Mỹ cân nhắc lệnh trừng phạt “chưa từng có” nhằm vào Nga

Căng thẳng phương Tây-Nga leo thang đáng kể trong 2 tháng qua khi Moscow tăng cường hiện diện quân sự, triển khai hơn 90.000 binh sĩ đến gần biên giới Ukraine.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc lệnh trừng phạt “chưa từng có” nhằm vào Nga nếu quốc gia này tấn công Ukraine, theo đài CNBC ngày 9-12.

Tổng thống Biden ngày 8-12 tuyên bố Mỹ sẽ không trả đũa quân sự đơn phương nếu Nga tấn công Ukraine, đồng nghĩa sức ép kinh tế vẫn là công cụ chính của Washington và các đồng minh châu Âu.

Các biện pháp trừng phạt trước đây của Mỹ nhằm vào Nga còn tương đối hạn chế nếu so với các biện pháp khắc nghiệt được Washington áp đặt lên Iran hoặc Venezuela.

Tuy nhiên, trong cuộc hội đàm trực tuyến ngày 7-12, Tổng thống Biden đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng chưa từng có nếu Moscow tấn công Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm trực tuyến với người đồng cấp Nga Vladimir Putin hôm 7-12. Ảnh: Reuters

Theo giới chức Mỹ, các biện pháp khả thi bao gồm cấm Nga tiếp cận thị trường trái phiếu ở New York; trừng phạt các ngân hàng thương mại lớn của Nga, kể cả Ngân hàng VTB do chính phủ Nga sở hữu phần lớn; hạn chế khả năng của Nga trong việc chuyển đổi đồng rúp sang USD hoặc những đơn vị tiền tệ khác; áp lệnh hạn chế di chuyển và tài chính nhằm vào giới tài phiệt Nga; cấm Nga tiếp cận hệ thống ngân hàng quốc tế SWIFT dù động thái này có thể gây ra thiệt hại nặng nề với các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu.

Giới chức Mỹ nhấn mạnh những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt như trường hợp của SWIFT là để gửi thông điệp mạnh mẽ đến Nga.

Tổng thống Biden đã bị chỉ trích khi đình chỉ lệnh trừng phạt nhằm vào dự án dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga. Tuy nhiên, giới chức Mỹ khẳng định chính quyền Tổng thống Biden sẽ không ngần ngại áp lệnh trừng phạt và ngăn dự án này hoàn thiện, nếu cần.

Theo các cựu quan chức Mỹ, lệnh trừng phạt áp lên ngành năng lượng rộng lớn hơn của Nga nhiều khả năng không được triển khai, bởi động thái này có thể phản tác dụng và khiến giá khí đốt ở châu Âu và Mỹ tăng mạnh hơn nữa.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng đến ngày 10-12, ông có thể thông báo cuộc gặp giữa Nga và một số thành viên NATO. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, theo Bloomberg, các quốc gia ở Đông Âu đã phản ứng dữ dội với đề xuất của Tổng thống Biden về cuộc họp giữa Nga với một số đồng minh của Mỹ trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để bàn về căng thẳng biên giới Ukraine.

Một quốc gia trong khu vực vô cùng tức giận và đang yêu cầu Washington giải thích rõ ràng kế hoạch của Tổng thống Biden, theo một nhà ngoại giao giấu tên.

Một nhà ngoại giao khác tiết lộ cụ thể hơn khi cho biết nỗi lo của các quốc gia Đông Âu xoay quanh những nhượng bộ tiềm ẩn từ đàm phán liên quan đến các biện pháp đảm bảo chính trị, quyền tự do đi lại cũng như khả năng hành động của NATO.

Trong một tuyên bố hôm 9-12, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas khẳng định Nga, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cũng không được phép có tiếng nói về việc quốc gia nào nên và không nên là thành viên của NATO.

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Moscow cảnh báo NATO sẽ vượt “lằn ranh đỏ” nếu cho phép Ukraine gia nhập tổ chức này.

Giới chức Nhà Trắng khẳng định trước và sau cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin rằng Nga sẽ không có tiếng nói về kế hoạch mở rộng của NATO.

Khai Tâm

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG