Saturday, November 23, 2024

Nghịch lý thay, người dân muốn hát Quốc ca trên nền tảng số phải xin phép kẻ “ăn cắp” bản quyền!? 

Ca khúc Tiến Quân Ca – Quốc ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc nhưng lại bị BH Media xác nhận sở hữu bản quyền trên nền tảng số. Vô hình trung, bất kỳ ai muốn hát ca khúc này trên nền tảng số đều phải “xin phép” đơn vị là BH Media. Hành vi nhận vơ trắng trợn này của BH Media không thể nào chấp nhận. 

Nghịch lý thay, người dân muốn hát Quốc ca trên nền tảng số phải xin phép kẻ “ăn cắp” bản quyền!? 

Tiến Quân Ca – Quốc ca là ca khúc được thu thanh trước 1975. Đây là ca khúc đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Phân định rõ ràng, đây là tài sản thuộc về toàn dân, thuộc về Tổ quốc. Nhưng trớ trêu thay, BH Media đã vô sỉ đem ca khúc Quốc ca của đất nước đi đăng ký bản quyền thuộc sở hữu của riêng mình trên nền tảng số và ai muốn sử dụng ca khúc Quốc ca thiêng liêng của Tổ quốc, dù chỉ một đoạn ngắn cũng phải xin phép BH Media!?

Trong video trực tiếp về Quốc Tang Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Ban Tổ chức lễ tang sử dụng bài hát Tiến Quân Ca cho nghi thức trang trọng – tiễn đưa vị lão đạo của đất nước, liền sau đó bài hát bị BH Media đánh bản quyền sở hữu. Tương tự như vậy, video trực tiếp Quốc Tang của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị BH Media đánh bản quyền.

Chẳng thể nào chấp nhận khi bài hát Quốc ca của đất nước Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, thiêng liêng là thế, lại bị một đơn vị hoạt động trên nền tảng thế giới số như BH Media chiếm đoạt, sở hữu, rồi từ đó trục lợi trái phép.

Nghịch lý thay, người dân muốn hát Quốc ca trên nền tảng số phải xin phép kẻ “ăn cắp” bản quyền!? 

Điều đáng chú ý, Tiến Quân Ca – Quốc ca của Việt Nam không chỉ là tác phẩm duy nhất mà BH Media đã tự tiện gắn bản quyền cho mình, mà còn hàng loạt các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng khác, BH Media sử dụng thủ đoạn đăng ký gắn Content ID, để trở thành chủ sở hữu tưởng chừng như hợp lệ, rồi trục lợi thu về dòng tiền quảng cáo bất chính.

Nhạc sỹ Giáng Son, tác giả ca khúc “Giấc mưa trưa” đứng trước một nghịch lý vô cùng đau đớn: bản thân là người “đẻ ra” ca khúc lại bị BH Media ăn cắp đem đi đăng ký ID Content, rồi quay ngược lại tố vi phạm bản quyền. Điều này dấy lên nhiều bức xức không chỉ với người họat động trong lĩnh vực nghệ thuật chân chính, mà còn với số đông người dân.

Trước việc nhiều tác phẩm nghệ thuật đang bị BH Media khai thác trái phép, lộng hành như thời gian qua, đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc, để có những động thái chấn chỉnh lại hành vi nhận vơ, đánh cắp quyền tác giả và trục lợi trái phép đang hình thành trên nền tảng số. Điều đáng báo động, nếu không có ai phát hiện, không ai lên tiếng hoặc cơ quan chức năng không có động thái trước hành vi sai trái, ngược luân thường đạo lý của BH Media, thì đơn vị này vẫn sẽ cứ âm thầm khai thác, ăn cắp các tác phẩm mà mình không được quyền sở hữu, để trục lợi cá nhân.

Nghịch lý thay, người dân muốn hát Quốc ca trên nền tảng số phải xin phép kẻ “ăn cắp” bản quyền!? 

Điều 225, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định tội xâm phạm quyền tác giả: Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Riêng phạm tội có tổ chức, không chỉ bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, mà còn phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tường Vi

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG