Trong tình hình khó khăn hiện nay, khi toàn dân đang chung tay chống dịch thì có một cơ số kẻ chỉ biết chống phá chính quyền, chực chờ chĩa mũi dao vào mọi ra Chỉ thị mà Việt Nam đưa ra. Vừa qua, lãnh đạo TP HCM vừa thông qua quyết định xét nghiệm nhanh trên diện rộng toàn thành phố. Ngay lập tức, vô số ‘nhà đối trọng’ như Đỗ Ngà, Nguyen Tuan… lên tiếng phản đối chỉ thị này trên mạng xã hội trong khi bản thân họ còn chưa hiểu trọn vấn đề.
Trước tiên, để đáp lại rất nhiều ý kiến trái chiều về chỉ thị mới của TP.HCM, tôi xin giải thích với tất cả các “nhà đối trọng” rằng: Đây là xét nghiệm diện rộng trên địa bàn toàn thành phố chứ không phải là xét nghiệm toàn dân như các ông đã tưởng. Nghĩa là, cán bộ y tế sẽ triển khai xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, không xét nghiệm trên toàn thành phố.
Cụ thể, đối với khu vực phong tỏa là nơi nguy cơ rất cao (vùng đỏ) thì người dân được xét nghiệm định kỳ, quét đi quét lại để phát hiện ca F0. Còn vùng nguy cơ cao (vùng cam) hay vùng nguy cơ (vùng vàng) thì địa phương sẽ theo dõi, giám sát người dân ở đây. Nếu ai có triệu chứng sốt, ho, đau họng… thì ngành y tế sẽ lấy mẫu kiểm tra ngay. Đồng thời lập tức cả khu vực xung quanh phải lấy mẫu theo diện có truy vết, nghĩa là truy theo dầu loang để lấy mẫu hết tại cộng đồng đó, đảm bảo an toàn những người xung quanh. Mục tiêu xét nghiệm trong giai đoạn này là bóc tách ngay F0 ra khỏi cộng đồng để được điều trị thích hợp, không để lây lan trong cộng đồng. Thêm vào đó, công tác lấy mẫu xét nghiệm đảm bảo tuân thủ giãn cách theo Chỉ thị số 10 của UBND TP.HCM, chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Đồng thời, cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư. Tại các khu cách ly, khu phong toả luôn có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn.
Đúng là xét nghiệm SARS-COV-2 thông qua việc test nhanh có độ chính xác không hoàn toàn. Kết quả dao động từ 65 – 80%, tức là vẫn có các trường hợp phát hiện âm tính hoặc dương tính giả. Do đó, kết quả test nhanh chỉ có giá trị sàng lọc mà không có giá trị khẳng định nhiễm Covid-19. Mục tiêu chính của các xét nghiệm test nhanh là phát hiện các ca nghi ngờ nhiễm bệnh để kịp thời thực hiện cách ly y tế tránh lây nhiễm với cộng đồng, tiến hành xét nghiệm khẳng định và tiến hành điều trị bệnh lý (nếu có). Bộ Y tế cũng khuyến cáo rằng, khi nhận được kết quả test nhanh âm tính hoặc dương tính, người bệnh không nên quá lo lắng hoặc chủ quan. Các trường hợp tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi nhiễm nhưng cho kết quả test nhanh âm tính vẫn được khuyến cáo thực hiện cách ly 14 ngày và thực hiện lại xét nghiệm test nhanh sau khoảng 5 – 7 ngày.
Không biết phần giải thích phía trên đã đủ thuyết phục các “nhà đối lập” rằng thành phố đang triển khai một quy trình chuẩn mực và có hiệu quả hay chưa? Các ngài nói rằng tổ chức xét nghiệm trên diện rộng như vậy là “gây tổn thất lớn về kinh tế”, là “số tiền đó thà cứu trợ cho dân nghèo để họ không chết đói còn hơn”. Vậy chẳng lẽ cứ để F0 nhan nhản, không bóc tách, không dập dịch sẽ không tổn thất, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng người dân?
Thêm vào đó, Chính phủ chưa bao giờ “bỏ rơi người dân”. Những nỗ lực tìm kiếm nguồn vaccine sẵn có và nhiều nhất kịp thời để cung ứng cho TP.HCM, bao nhiêu là tiền cứu trợ, chính sách ưu tiên, miễn giảm các loại phí dịch vụ sao không nghe các ông nhắc tới? Dân ngụ cư lao động tự do và lao động nghèo tại TP.HCM nhiều vô số kể, họ không có hộ khẩu và tạm trú tạm vắng. Làm sao chính quyền thành phố có thể kiểm soát kịp trong thời gian ngắn để cứu trợ được? Những người với thu nhập tính theo ngày, chạy gạo từng bữa như vậy mà không dập dịch kịp thời thì cơ hội đâu cho họ làm ăn, sinh sống. Sao các ông biết một mà không biết mười.
Còn một vấn đề xử lí rác thải y tế, Nguyen Tan cứ an tâm, Công ty Môi trường đô thị TP.HCM đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình.
Theo quy định của Bộ Y tế, rác thải y tế và rác thải từ khu vực cách ly sau khi tiếp nhận sẽ được bọc kín trong thùng chứa hoặc túi chuyên dụng màu vàng, dán nhãn cảnh báo nguy cơ nhiễm bệnh. Nhân viên thu gom của các công ty được trang bị đồ bảo hộ an toàn. Rác trước khi thu gom để đưa lên xe vận chuyển chuyên dụng có khoang kín và trước khi đốt ở nhiệt độ cao sẽ được phun xịt khử khuẩn. Tro chất thải sau khi đốt xong được hóa rắn và chôn lấp tại bãi chôn lấp an toàn dành riêng cho chất thải nguy hại. TP.HCM có 3 lò đốt nhiệt độ cao được vận hành theo công nghệ hiện đại, công suất 42 tấn/ngày. Các lò đốt vẫn đang hoạt động 24/24 giờ nhằm xử lý nhanh, kịp thời chất thải phát sinh do đại dịch.
Những nghi vấn mà các “nhà đối lập” đặt ra đều đã được giải đáp hết. Nhưng lý do chính đáng nhất cho chỉ thị xét nghiệm nhanh trên diện rộng này chính là vì sức khỏe người dân. Sao lại so đo mạng sống con người với những vấn đề như kinh tế và rác thải? Các ông tiếc những cái đó chứ không tiếc mạng người? Đất nước đang bằng mọi cách và chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế để kiểm soát dịch bệnh thì có gì là sai? Các ông đã làm được gì cho nước nhà chưa hay chỉ suốt ngày rêu rao thông tin sai trái, xuyên tạc chỉ thị của lãnh đạo nhằm làm lu mờ thành quả và kích động chống phá chính quyền? Ngay cả chỉ thị mà các ông hết mực phản đối, thực tế các ông cũng đã biết gì về nó đâu. Một người “ếch ngồi đáy giếng” đã đành, lại còn kéo theo bè lũ là sao? “KIÊU NGẠO, NGU DỐT” mà Đỗ Ngà nói chính là dành cho các ông mới đúng.
Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tin vào những lập luận thiếu căn cứ và thiếu thuyết phục đó trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tin vào sự dẫn dắt của Chính phủ. Điều chúng ta cần làm bây chính là tuân thủ mọi yêu cầu của Bộ Y tế về phòng và chống dịch. Mỗi người dân là một chiến sĩ và niềm tin mãnh liệt, ý chí kiên định chính là vũ khí lợi hại nhất đưa đất nước ta đi qua đại dịch này.
LS Lê
Theo: Hội Cờ đỏ