Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã từng khẳng định “Vaccine Covid-19 là công cụ cứu sống con người nhưng nguồn cung còn hạn chế”, đó là lý do mà những người lãnh đạo của nước ta liên tục chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine Covid-19 để sớm có sản phẩm phục vụ công tác phòng chống dịch.
Câu chuyện vaccine phòng chống Covid-19 không dừng lại ở việc Việt Nam nhận hỗ trợ hay là mua mà còn là tự lực nghiên cứu, sản xuất. Vấn đề này luôn được cả hệ thống chính trị quan tâm, chú trọng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng nhấn mạnh đây là khó khăn, thách thức nhưng phải làm bằng được vì có sản xuất được vaccine mới chủ động trong phòng chống dịch và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, thể hiện tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ trong đảm bảo an ninh y tế, nhất trong bối cảnh hiện nay, khi vaccine trên thế giới rất khan hiếm và tình hình dịch bệnh ở Việt Nam vẫn đang phức tạp. Sự hiện diện của vaccine “made in Vietnam” còn khẳng định năng lực, uy tín, niềm tự hào của đội ngũ y tế Việt Nam.
Trên tinh thần “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vaccine trong nước, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống Covid-19 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, khúc mắc và thúc đẩy công tác này.
Chính vì vậy, chúng ta đã thấy cả Chính phủ, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu, phát triển vaccine đã rất nỗ lực, đúng với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Các Hội đồng kiểm duyệt cũng “xắn tay áo” vào cuộc, hướng dẫn về quy trình, thủ tục để các đơn vị được thông suốt, không để vì thủ tục hành chính mà ách tắc công việc. Phải khẳng định họ gần như tập trung 100% sức để hỗ trợ tất cả những đơn vị tham gia nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất vaccine.
Sự hỗ trợ tận tâm tận lực là động lực khuyến khích rất lớn để nước ta có đến 3 đơn vị tiến hành tự nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19. Trong đó, vaccine Nanocovax của công ty Nanogen đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, kết quả nghiên cứu vaccine pha 3a cũng đã trình duyệt Bộ Y tế. Vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, phát triển cũng bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2. Vaccine của Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) cũng đã thử nghiệm giai đoạn 1.
Bên cạnh đó, nước ta cũng có một số đơn vị chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài để sản xuất, gia công trong nước như vaccine ARCT-154 được tập đoàn Vingroup chuyển giao công nghệ vaccine từ Mỹ để sản xuất, gia công trong nước, mới đây cũng khởi động thử nghiệm giai đoạn 1 trên 100 người tình nguyện. Vaccine của Công ty Shionogi (Nhật) do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và VABIOTECH triển khai; vaccine Sputnik-V (Nga) do VABIOTECH và Công ty DS-Bio triển khai),…
Dù cho là vaccine tự nghiên cứu hay vaccine chuyển giao công nghệ thì Chính phủ vẫn luôn xem trọng với yếu tố chất lượng, sự an toàn và hiệu quả của vaccine. Mỗi liều vaccine đến người dân bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu được đề ra bởikhông gì quý giá hơn sự an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân cả.
Khi những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đang được triển khai quyết liệt, bước đầu đã có những kết quả tích cực và được cả nước đồng lòng hưởng ứng, ủng hộ thì lại có những thành phần chống đối chính quyền đứng ngoài cuộc “chọc gậy bánh xe”. Tuan Ngo hay trang Tiếng dân cố tình đăng tải bài viết có tiêu đề “Người tiên phong hay kẻ lũng đoạn?”, xuyên tạc chính quyền ưu ái thậm chí là dung dưỡng quá mức cho tập đoàn Vingroup để họ tham gia vào ngành y tế như sản xuất máy thở, sản xuất vaccine, vẽ ra thuyết âm mưu về “thao túng” và “lũng đoạn” nhưng nhìn lại những gì mà đất nước đang làm lại cho chúng ta một trạng thái tích cực, một niềm tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ sớm thoát dịch bệnh và trở lại trạng thái bình thường mới.
Đặng Trường
Theo: Hội Cờ đỏ