Ngay khi xuất hiện thông tin về sự việc của bác sĩ ‘Trần Khoa’ rút ống thở của mẹ gì đang điều trị COVID-19 để cứu một sản phụ sắp sinh được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ‘Trần Khoa’ ngày 7/8/2021 bên cạnh việc dư luận xã hội lên án, các cơ quan chức năng vào cuộc thì một số đối tượng lại tìm cách hướng lái sự việc sang một vấn đề khác để hạ bệ hoạt động thuộc vai trò của Chủ tịch nước…
Khi thông tin Facebook có tên ‘Trần Khoa’ đăng tải hình ảnh bài viết ‘lấy đi nước măt của người đọc’, thì có nhiều người vội chia sẽ, bình luận theo ‘cảm xúc’ nhưng cũng có không ít người ‘tiết chế cảm xúc’ để tìm hiểu đúng sai của sự việc.
Ngay khi tiếp nhận thông tin, dưới góc độ chuyên môn cơ quan chức năng nhận ra ngay những thông tin ‘không đúng sự thật’ từ bài viết và đã chỉ đạo, phối hợp với nhau để điều tra làm rõ. Cụ thể Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan truyền thông và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh điều tra làm rõ sự việc, kiểm tra tính chính xác của thông tin. Đến chiều ngày 8/8/2021 bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh – khẳng định sự việc trên là hư cấu, bịa đặt, ảnh hưởng tới tâm lý và cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Những kẻ chống phá hết chuyện quay sang ‘bịa đặt’ trắng trợn
Một điều khá nực cười ở chỗ các đối tượng bất mãn, hận thù dân tộc, chống phá lại ‘nghĩ ngay ra được’ những câu truyện tưởng chừng như không ai dám nghĩ, nói và viết để dựng truyện vu cáo. Ngày 10/8/2021 trên trạng mạng facebook Việt Tân, một đối tượng (dấu tên) đã đăng tải bài viết về ‘Vụ bác sĩ Khoa bị phanh phui’, gắn câu chuyện ‘tạo dựng’ của người được cho là ‘bác sĩ Khoa’ để xuyên tạc rằng ‘Lần này may mắn cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, còn chút xíu nữa là sẽ có lễ trao tặng huân chương rút ống thở’.
Từ khi sảy ra vụ việc đến khi bài viết của (phần tử Việt Tân) đăng lên chỉ trong 2 ngày cho thấy đối tượng trên trang Việt tân cố tình tạo dựng cho có chuyện. Vậy mà không lẽ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lại có thể ‘vội vàng’ ký quyết định tặng huân chương… Chưa nói đến việc, vụ việc đăng tải tối ngày 7/8/2021 thì ngay sáng hôm sau cộng đồng mạng đã bóc mẽ chiêu trò lừa đảo của trang facebook này cũng như Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng không bao giờ đúng sự thật.
Mặt khác, việc khen thưởng phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục theo Luật thi đua khen thưởng không bao giờ có chuyện Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lại có thể ‘tự mình’ khen thưởng mà bỏ qua quy định theo quy trình và xem xét khen thưởng do một Hội đồng thông qua. Như vậy, trên thực tế theo quy định của Luật thi đua khen thưởng thì rõ ràng chưa hề có bất kỳ một động thái nào để khen thưởng cho người được gọi là ‘bác sỹ Khoa’. Theo đó khẳng định đối tượng (phần tử Việt Tân) đã cố tình ‘nặn ra sự việc’ để tung tin xuyên tạc hòng hạ bệ uy tín, hình ảnh cá nhân cán bộ lãnh đạo cấp cao, trực tiếp là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Điều này cho thấy mưu đồ của các phần tử phản động, chống đối luôn tìm cách chống phá các hoạt động của Đảng và Nhà nước, chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam ta. Các chiêu trò chống phá không có gì mới ngoài việc dựng chuyện, tung tin đồn nhảm, nói xấu, xuyên tạc, vu cáo cá nhân lãnh đạo và chính quyền Nhà nước tạo dư luận xấu trong nhân dân… Trước những chiêu trò như vậy, chúng ta nên cảnh giác khi xem tin trên mạng, phải kiểm chứng nguồn tin trước khi chia sẽ trên mạng xã hội, không chính ta lại tuyên truyền cho địch, vi phạm pháp luật. Ví dụ: Ngày 21/5/2021 Sóc Trăng đã xử phạt 2 phụ nữ chia sẽ thông tin sai sự thật về dịch COVID-19, facebook của L.T.N.B 38 tuổi, (H. Trần Đề, Sóc Trăng) 7,5 triệu; V.T.H.M 25 tuổi (TT. Trần Đề, Sóc Trăng) 5 triệu.
Thế Nguyễn
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Theo: Hội Cờ đỏ