Saturday, November 23, 2024

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Đây không phải là lúc nói về thành tích’

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, trong giai đoạn này cần tập trung lo cho phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; có nhiều sáng kiến, sáng tạo, đổi mới, những mô hình mới xuất hiện mà người dân và các cơ quan đơn vị của TPHCM cần biết để chia sẻ, học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Chiều 31/7, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM tổ chức hội nghị mở rộng về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì hội nghị.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Đây không phải là lúc nói về thành tích’
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết thành phố (TP) đang trong thời khắc cao điểm diễn biến và phức tạp về dịch COVID-19. Sau 1 tuần thực hiện Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP và sau 5 ngày hạ quyết tâm của Ban chấp hành Đảng bộ TP, TPHCM đã thực hiện rất nhiều việc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc đang tiếp tục thực hiện.

Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên đề nghị các đại biểu nêu những mặt được và chưa được, nhất là đề ra những sáng kiến, mô hình được khen và nhân rộng; bàn kế hoạch và khẳng định thời gian thực hiện.

Theo Bí thư Thành ủy TP Nguyễn Văn Nên, trong giai đoạn này cần tập trung lo cho phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả. Có nhiều sáng kiến, sáng tạo, đổi mới, những mô hình mới xuất hiện mà người dân và TP cần biết để chia sẻ, học tập để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

“Cho nên nói đây là trách nhiệm, không phải nói để khoe; không phải nói để nêu thành tích gì trong lúc này. Bởi vì nếu không nói có những mô hình mới, không nhân rộng thì rất tiếc”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết: Tính đến ngày 31/7, TPHCM đang điều trị 36.233 trường hợp F0, trong đó có 894 người bệnh nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 30/7, TPHCM có 2.826 bệnh nhân xuất viện. Tính từ ngày 1/1 đến nay, đã có 31.146 bệnh nhân xuất viện.

Đối với khu vực phong tỏa, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID – 19 các cấp đã triển khai các hoạt động kiểm soát lây nhiễm trong khu phong tỏa, đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố nguy cơ dịch tễ, ảnh hưởng đến lây nhiễm dịch bệnh, các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp.

 

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Đây không phải là lúc nói về thành tích’
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng vừa có Công điện gia hạn thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại TPHCM và các tỉnh phía Nam thêm 2 tuần.

Bên cạnh đó, TP đã chỉ định xét nghiệm tầm soát có trọng tâm, trọng điểm để tăng hiệu quả phát hiện ca F0 mới; tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo mức độ nguy cơ; chấn chỉnh quy trình lấy mẫu – gửi mẫu – trả kết quả xét nghiệm đảm bảo đúng quy định.

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu khi có dấu hiệu chuyển nặng của các trường hợp F0 khi cách ly tại nhà, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức cho biết UBND TPHCM đang triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của Trung tâm Cấp cứu 115 TP, bao gồm: chuyển trung tâm tiếp nhận cuộc gọi lên Khu công viên phần mềm Quang Trung với quy mô 40 đường dẫn điện thoại; bổ sung thêm xe cấp cứu cho Trung tâm Cấp cứu 115.

Ngoài ra, TPHCM huy động xe taxi chuyển đổi công năng trở thành xe cấp cứu, hiện đã có 200 xe taxi của hãng Mai Linh đăng kí tham gia. TP nhân rộng mô hình Tổ phản ứng nhanh của Quận 7 và dự kiến sẽ có 200 xe 16 chỗ của Công ty Phương Trang tham gia hoạt động vận chuyển cấp cứu các trường hợp F0 khi nhận được yêu cầu từ Tổ phản ứng nhanh.

Về công tác an sinh xã hội, TP đã hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm (đạt tỷ lệ 100%) với hơn 320.000 lao động được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 480 tỷ đồng.

Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, TPHCM đã tiếp tục duy trì ổn định, cung ứng đầy đủ, liên tục nhu cầu lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân.

TP đã nâng khả năng dự trữ hàng hoá, nhất là các mặt hàng đồ khô với năng lực dự trữ lên 120.000 – 150.000 tấn/tháng, đảm bảo đầy đủ nhu cầu phục vụ người dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó, TPHCM tăng cường tổ chức các điểm bán hàng thực phẩm bình ổn lưu động trên khắp địa bàn với nhiều mô hình mới như xe bus bán thực phẩm lưu động…, mang hàng hóa, nhu yếu phẩm đến người dân tại từng địa bàn dân cư.

 

Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘Đây không phải là lúc nói về thành tích’
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức báo cáo tại hội nghị.

Tính đến ngày 28/7, TPHCM đã tổ chức được 1.100 điểm bán với 1.250 lượt xe bán hàng lưu động phân bổ trên địa bàn các quận huyện và TP Thủ Đức.

“TPHCM cũng huy động nhiều nguồn lực, kết nối các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại, logistics có đủ năng lực và điều kiện cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, phân phối hàng hóa hình thành thêm một kênh bổ trợ, chuỗi cung ứng “ linh hoạt ”, ông Đức nói và cho biết đã tổ chức được hơn 1.000 điểm bán/ngày…

Huy Thịnh

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG