Những ngày gần đây, lực lượng y tế TP.HCM đang phải chịu sức ép lớn từ số lượng người ca nhiễm COVID-19. Nhưng trong lúc bác sĩ thật đang căng mình chống dịch, những “bác sĩ mạng” sau khi bị lật tẩy những trò phá hoại, nay lại còn bịa ra những câu chuyện dối trá để lừa lọc mọi người…
Nếu như cách đây vài năm, cộng đồng mạng Việt Nam xuất hiện những thành phần “thám tử mạng”, “luật sư mạng” không hiểu biết, thiếu trình độ nhưng chuyên chọc ngoáy, phán xét những vấn đề trong xã hội, thì nay, chúng ta lại chứng kiến một thành phần khác: “Bác sĩ mạng”. Những kẻ tự nhận là bác sĩ này cũng chẳng đóng góp được gì tích cực cho cộng đồng, không tham gia chống dịch, không trình độ, không nói được gì bổ ích. Nhưng cũng y như “tiền bối”, màn lên mạng chê bai, trách móc, chỉ tay năm ngón dạy đời phải như thế này, phải làm thế kia… thì chẳng thiếu. Và quả thật là thiếu sót nếu chúng ta điểm danh các gương mặt tiêu biểu mà thiếu đi ông Phan Xuân Trung.
Suốt nhiều tháng ròng, người ta chưa bao giờ nhìn thấy gương mặt “bác sĩ” Phan Xuân Trung ở những nơi cần những bác sĩ nhất, tức là tuyến đầu chống dịch; chưa bao giờ thấy ông Trung mặc đồ phòng hộ, đi lấy mẫu, đi chữa trị người bệnh. Nơi duy nhất có mặt ông ta là mạng xã hội, nơi mà “bác sĩ” Trung ngày ngày đăng những “thông tin” vô bổ, thừa thãi và chửi bới, chê trách cách chống dịch, rêu rao dối trá.
Sau năm lần bảy lượt bị bóc mẽ, tố cáo thì gần đây nhất, “bác sĩ” Trung đã đăng hình ảnh tỏ vẻ như mình đang đi chữa bệnh thật. Nhưng tiếc thay, vải thưa không che được mắt thánh, trò “làm màu” của ông Trung rốt cục cũng chỉ thể hiện một sự dốt nát khó tưởng tượng nổi…
Theo câu chuyện mà ông Trung khoác loác thì ông ta đã cứu bệnh nhân 70 tuổi khỏi bàn tay tử thần khi chỉ số SpO₂ (độ bão hòa oxy trong phổi) “còn 1%!”. Sau một hồi vật lộn CPR, “bệnh nhân” của ông Trung đã hồi tỉnh, SpO₂ từ 1% vụt lên 99%, thật là một pha cứu người “thần thánh”. Nhưng xui cho “bác sĩ” Trung, màn bốc phét này đã thể hiện những vết thủng lỗ chỗ trong cái nền kiến thức y khoa của ông ta. Ngoài đời thực, chỉ số SpO₂ chỉ cần xuống dưới 80% là bệnh nhân đã ở tình trạng thập tử nhất sinh, rối loạn ý thức, tụt huyết áp và ngừng thở. Lúc đó cũng chẳng còn máy móc nào có thể đo chính xác được nữa, cho nên việc “SpO₂ còn 1%!” nếu có xảy ra thật thì cũng là… sai bét.
Thêm nữa, nếu bị tổn thương đến mức suy hô hấp nghĩa là phổi bệnh nhân không thể trao đổi khí được nữa, mà ông Trung mắm môi mắm lợi CPR thì chỉ có nước… giết bệnh nhân nhanh hơn mà thôi. Không hiểu ông Trung là thần thánh phương nào, mà làm những việc ngu xuẩn nhưng vẫn hồi sinh được cả người bệnh “chín phần chết”?
Xin phép nói thẳng cho ông Phan Xuân Trung nghe, một bác sĩ thực thụ chẳng bao giờ mắc phải sai lầm đần độn đến như thế. Chỉ có thứ “bác sĩ mạng” chẳng có biết gì, chẳng có kiến thức, trình độ mới có thể bịa ra một câu chuyện ngớ ngẩn như vậy mà vẫn nghĩ rằng có thể lừa lọc được thiên hạ. Điều duy nhất mà ông Trung trưng ra được cho thiên hạ, chỉ là một con người chẳng biết gì về y khoa, chỉ biết lên mạng “tỏ vẻ nguy hiểm” và nói láo. Cái danh “bác sĩ” mà ông ta khoác lên mình cũng vậy, cũng chỉ là sự dối trá cả.
Sau những ngày ngồi phòng lạnh ba hoa, khoác lác, nay những kẻ tự xưng bác sĩ còn bày cả trò… “chữa bệnh ảo”. Nhưng giả thì không thể thành thật, những “bác sĩ mạng” không bao giờ che giấu được bản chất dốt nát, lừa lọc của mình được lâu. Thiết nghĩ, nếu không trừng phạt, xử lý thích đáng, những kẻ giả mạo bác sĩ sẽ tiếp tục lừa dối, phát tán những thông tin sai lệch gây nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là khi tình hình đang cực kỳ gian khó như lúc này.
BS. Anh Quân
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Theo: Hội Cờ đỏ