Mới đây, anh tiến sĩ kinh tế thuộc đại học Fubright có tán phát lên mạng bài viết tựa đề về sự thất bại của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid. Trong bài viết này, anh ta cho rằng Việt Nam có 5 thất bại trong cuộc chiến chống Covid, gồm
Chiến lược vắc xin chậm ở các khâu
Không có cơ chế xử lý các tình huống khẩn cấp
Hỗn loạn trong thu mua vắc xin
Không có khả năng đàm phán mua vắc xin
Không hỗ trợ người dân mua mà chỉ chăm chăm móc túi họ
Không dừng lại ở đó, anh tiến sĩ này còn chua thêm mấy dòng gồm:
Không có khả năng quản lý ngân sách công
Có sự câu kết các nhóm lợi ích…
Đọc những dòng này của anh tiến sĩ kinh tế mới thấy, hóa ra tưởng đại học kinh tế Fubright là kinh lắm, đào tạo ra được nhiều gương mặt lỗi lạc kiệt xuất lắm, nhưng hóa ra không phải.
Cứ nhìn sản phẩm đào tạo của họ phát ngôn thế này thì đủ biết trình của anh tiến sĩ kinh tế này như thế nào rồi.
Nếu nói về cuộc chiến chống Covid của Việt Nam, phải khẳng định nhiều nước phải nghiêng mình thán phục.
Hãy xem cách Việt nam vượt qua 3 đợt bùng phát của dịch Covid 19 nhẹ nhàng như thế nào.
Ngay cả đợt dịch thứ 4 này dù số địa bàn có dịch rộng hơn, số lượng người nhiễm có thể nhiều hơn do biến chủng của Covid nhưng mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát. Đặc biệt, số lượng người tử vong vì Covid rất thấp, chủ yếu là những người tuổi cao và có bệnh lý nền.
Nếu so số người nhiễm, số tử vong do Covid tại Việt Nam với nhiều nước thì Việt Nam vẫn sáng hơn rất nhiều lần.
Ngay cả tại nước Mỹ, cha đẻ của chương trình Fubright thôi, nếu đem so sánh với Việt Nam về số ca nhiễm và số ca tử vong thì cũng đã thấy ai làm tốt hơn ai rồi.
Vấn đề vắc xin, Việt Nam vẫn đang có cách tiếp cận hợp lý khi tìm kiếm đa dạng các nguồn vắc xin và cả sản xuất vắc xin nội.
Chả hiểu ông tiến sĩ kinh tế nhìn nhận như thế nào mà lệch lạc thế.
Nghĩ mà chán cho cái danh tiến sĩ kinh tế của ảnh.
Viễn
Nguồn: Dân quyền
Theo: Hội Cờ đỏ