Có thể nói nhân loại chưa bao giờ phải ứng phó với một đại dịch nguy hiểm và có tính toàn cầu như dịch Covid-19. Theo các chuyên gia và Tổ chức Y tế thế giới, dịch Covid -19 có thể còn kéo dài và giải pháp khả thi nhất hiện nay là dùng vaccine để nâng cao khả năng miễn dịch cộng đồng. Và đó cũng là lý do vì sao Quỹ vaccine Covid-19 của Việt Nam ra đời.
Nếu thời điểm này cách đây một năm, Việt Nam vẫn tự hào là một nước chống dịch tốt nhất trong bối cảnh các nước lớn trên thế giới, người dân mỗi ngày chết lên đến hàng trăm nghìn người. Tuy nhiên, vào chính thời điểm này, Việt Nam lại đang chới với trong vấn đề chống dịch. Không phải vì chúng ta ngăn chặn dịch bệnh không tốt, mà là vì chúng ta thiếu vũ khí – là vaccine để có thể chặt đứt sự lây lan của loại virus đánh vào hơi thở này. Bởi tính đến cuối tháng 5/2021, chỉ mới có khoảng hơn 1,1 triệu liều vaccine được tiêm, trong đó số người tiêm đủ hai mũi mới chỉ đạt là gần 29.000 người, đây là con số cực kỳ thấp, nếu so với tổng dân số gần 100 triệu người thì tỉ lệ mới chỉ khoảng 1% dân số. Trong khi số người cần được tiêm phòng phải lên tới 60-70% dân số.
Tất nhiên là Chính phủ đã lên kế hoạch và đang gồng mình để tìm đủ 140 triệu liều vaccine tiêm phòng cho ít nhất 70% dân số. Và Bộ Tài chính đã lên công bố nguồn lực để đảm nhiệm kế hoạch này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng Vaccine Covid-19 không có hiệu lực bảo vệ miễn dịch suốt đời, chỉ kéo dài 6 tháng đến một năm đồng nghĩa với việc 25 ngàn tỷ như Bộ Tài chính dự kiến chỉ để lần tiêm đầu. Và muốn thực hiện tiếp tục những lần sau đó thì chỉ có thể kêu gọi sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Như bao lần đất nước có hiểm nguy, người dân đều chung tay đồng lòng góp sức và lần này cũng vậy – Quỹ vaccine Covid-19 ra đời. Quỹ được thành lập với sứ mệnh huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng covid-19 cho người dân trên nguyên tắc đảm bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật, thuận lợi nhất cho việc đóng góp.
Rất phấn khởi, Quỹ Vaccine Covid-19 của Việt Nam tới nay, số tiền đóng góp đã lên đến gần 6 nghìn tỷ đồng và có chiều hướng tăng lên mỗi ngày. Đó là kết quả của lòng đoàn kết, là sự sẻ chia của mỗi con dân đất Việt trước những khó khăn, thách thức của đất nước. Trước sự tin tưởng và gửi gắm của người dân, Chính phủ cũng đã mở cổng thông tin https://www.quyvacxincovid19.gov.vn để minh bạch về số tiền quyên góp, tạo điều kiện cho người dân có quyền lựa chọn địa phương ủng hộ, đồng thời cũng ghi nhận kịp thời nguyện vọng của người ủng hộ…
Đặc biệt, như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng nghẹn ngào chia sẻ, Quỹ vaccine Covid-19 được xây dựng từ rất nhiều tấm lòng: từ mồ hôi nước mắt của doanh nghiệp, từ 20 năm dành dụm tiết kiệm của bà bán xôi, từ số tiền chuẩn bị hậu sự của người thương binh già, từ số tiền bỏ heo nhịn ăn sáng của những đứa trẻ…. Vì vậy, phải minh bạch, phải công khai, phải tiết kiệm từng đồng, không được lãng phí, có lỗi với nhân dân. Lời nói đi đôi với hành động, mới Chính phủ đã quyết định gửi số tiền tại quỹ khi chưa dùng đến vào ngân hàng để lấy lãi.
Chúng ta cần hiểu rằng, mục đích của Quỹ vaccine là để cho toàn dân được tiêm đủ 2 mũi. Và hiện tại Chính Phủ đã có một nguồn kinh phí nhất định để 70% dân số tiêm lần 1, chính vì vậy trong khi chờ đợi tiếp tục đủ vaccine để đặt mua lần 2 thì Chính phủ quyết định mang tiền ra để gửi, giúp số tiền đóng góp dù chưa được thực hiện ngay thì cũng sinh sôi nảy nở, không hề lãng phí. Điều này thể hiện trách nhiệm, biết ơn từng đồng mà người dân đã đóng góp.
Ấy vậy mà ý nghĩa tốt đẹp ấy, lại bị Phạm Minh Vũ xuyên tạc rằng, chính quyền mang tiền dân quyên góp đi gửi ngân hàng kiếm lời. Thậm chí, còn so sánh với vụ việc Hoài Linh ém số tiền hơn 14 tỷ từ thiện để bỉ bôi. Thực ra, đây cũng chỉ là tiếng nói lạc lõng trước sự đồng lòng của người dân, thế nhưng nói ra để thấy có những con người luôn hằn học, khắt khe và vô lý với Tổ quốc.
Thu An
Theo: Hội Cờ đỏ