Friday, November 22, 2024

Dân chủ trong nền giáo dục Việt Nam?

Vừa qua, tác giả Diễm Thi, phóng viên Đài  RFA đã đăng tải bài viết “Mất dân chủ là rào cản đổi mới giáo dục ở Việt Nam”. Trong đó, tác giả có đưa ra nhận định: “Sự mất dân chủ trong trường học là vấn đề nhức nhối ở hầu hết các địa phương. Các hiệu trưởng lạm quyền, thích chứng tỏ quyền uy và thích quản lý theo mệnh lệnh. Đó là rào cản cho việc đổi mới giáo dục”. Đây là hành động hết sức lố bịch, thể hiện cái nhìn chủ quan, phiến diện, xuyên tạc sự thật về nền giáo dục dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Dân chủ trong nền giáo dục Việt Nam?

Đài RFA xuyên tạc về vấn đề dân chủ trong giáo dục ở Việt Nam

Chúng ta có thể thấy rằng mặc dù việc thực hiện quy chế dân chủ ở một vài cơ sở giáo dục đôi lúc vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Cá biệt, một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng một vài cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự nhà giáo và uy tín của ngành giáo dục. Tuy nhiên, việc các hiệu trưởng lạm quyền, thích chứng tỏ quyền uy và thích quản lý theo mệnh lệnh theo quan điểm riêng của tác giả Diễm Thi chỉ là “con sâu làm giầu nồi canh” chứ không phải đa số.

Hiện nay, ngành giáo dục cả nước có gần 1.251.568 nhà giáo và 154.200 cán bộ quản lý giáo dục, 22.415.537 học sinh, sinh viên. Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và quản lý trực tiếp 3 đại học vùng (với 23 trường thành viên), 36 trường đại học, học viện, trường cao đẳng. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Một số biểu hiện tiêu cực, mất dân chủ trong các nhà trường đã từng bước được ngăn chặn và giải quyết kịp thời, góp phần làm giảm các khiếu kiện vượt cấp. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục đào tạo công lập đã tổ chức hội nghị cán bộ viên chức với tinh thần dân chủ, cởi mở, thẳng thắn, công khai những vấn đề liên quan đến tài chính; tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự; hoạt động đào tạo, tuyển sinh…Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đã chuyển từ cơ chế “chỉ huy và kiểm soát” đối với các cơ sở giáo dục sang “giao quyền và giám sát”. Các trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục trên cơ sở phát huy cao nhất tinh thần dân chủ, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học.

Bác Hồ sinh thời thường hay nói với cán bộ, chiến sĩ là: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ luôn tâm niệm về một chế độ dân chủ, đất nước của nhân dân, chính quyền của nhân dân, sức dân vô cùng to lớn và mỗi chúng ta phải phục vụ nhân dân. Dân chủ không chỉ là biện pháp mà còn là mục tiêu của cách mạng, nhân dân phải luôn được trân trọng và tạo điều kiện tốt để làm chủ, cán bộ phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phục vụ nhân dân và phát huy dân chủ để xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. Đối với giáo dục cũng vậy, là cán bộ, đảng viên trong nhà trường, các thầy cô giáo ngày càng nhận thức sâu sắc về ý nghĩa dân chủ nói trên, phải làm cho thầy cô giáo và học sinh cảm nhận được nhà trường là của mình, để tự giác nâng cao trách nhiệm xây dựng và củng cố cho nhà trường không ngừng tiến bộ.

Hiện nay, tinh thần dân chủ được thể hiện trong các thành viên nhà trường, trước hết là niềm tin. Tin ở lãnh đạo đang toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chung của nhà trường, công bằng, khách quan, không riêng tư ích kỷ, bè nhóm và lợi dụng; tin ở tầm nhìn và năng lực về nhận thức và thực thi nhiệm vụ. Về phía lãnh đạo nhà trường, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của dân chủ, tổ chức hướng đến các thành viên nhà trường một cách chân thành, trọng thị và xây dựng cơ chế dân chủ hoạt động thành nề nếp trong nhà trường, sâu sát lắng nghe và giải quyết kịp thời những ý kiến đúng, những nguyện vọng chính đáng của giáo viên và học sinh. Trong đó, hệ thống chính trị trong nhà trường hiện nay từ chi bộ lãnh đạo đến ban giám hiệu quản lý và giáo viên, nhân viên làm chủ thông qua các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên) đã được tổ chức, phát triển theo đúng nguyện vọng chính đáng của tập thể sư phạm nhà trường, nâng niu trân trọng những thành quả của từng thành viên nhà trường và luôn tạo điều kiện cho từng thành viên cống hiến.

Cùng với xu thế phát triển dân chủ của xã hội, dân chủ trong nhà trường ngày nay cũng đã tiến bộ hơn nhiều so với trước đây. Cán bộ quản lý nhà trường gần gũi, cởi mở hơn với giáo viên, nhân viên, lắng nghe được nhiều hơn những ý kiến, những tâm tư nguyện vọng của anh chị em đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh trong nhà trường. Những mâu thuẫn trong nhà trường xuất phát từ sinh hoạt thiếu dân chủ giảm thiểu hầu như không còn. Cơ chế dân chủ trong nhà trường được thể hiện ở kỳ họp định kỳ (Liên tịch, giao ban, họp Hội đồng sư phạm…), qua sinh hoạt đoàn thể, qua họp thư, qua lịch tiếp dân và hiệu quả nhất là gặp gỡ trao đổi.  Chính vì vậy, tác giả Diễm Thi, phóng viên Đài  RFA đăng tải bài viết “Mất dân chủ là rào cản đổi mới giáo dục ở Việt Nam” đã xuyên tạc bản chất nền giáo dục Việt Nam và đáng bị lên án.

Thuý Kiều

Nguồn: Người con Đất Mẹ

Theo: Hội Cờ đỏ

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG