Giặc Covid-19 đến Việt Nam vô cùng hung hăng, tàn bạo. Nó quyết tâm xâm lấn Việt Nam cho bằng được dù 3 lần tấn công thất bại. Trước sự ngang ngược, trơ trẽn này, Việt Nam trước sau vẫn giữ vững tinh thần, lập trường, chiến lược chống giặc Covid-19.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm nhất có ca bệnh Covid-19, ngay từ đầu nước ta đã thực hiện chiến lược nhất quán trong công tác phòng chống dịch gồm 5 bước: Ngăn chặn – phát hiện – cách ly – khoanh vùng – dập dịch và điều trị. Dù diễn biến dịch đợt 4 có phức tạp hơn nhưng chúng ta vẫn kiên định với những nguyên tắc dập dịch nhanh, gọn, hiệu quả, ưu tiên đảm tính mạng và sức khỏe chiến lược chung đó, không để xảy ra hậu quả đáng tiếc nào. Chính vì vậy, thời điểm này, nước ta vẫn chưa cần thiết phải thực hiện biện pháp giãn cách xã hội, nhịp sống cũng như các hoạt động kinh tế gần như vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, ông bà ta đã có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong mỗi trận đánh, phải xem kỹ quân địch, tình hình thế trận, so sánh sức người, sức ta. Từ đó, người chỉ huy sẽ phải lựa chọn cách đánh phù hợp để giành chiến thắng mà ít thiệt hại nhất. Chống giặc Covid-19 cũng vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ chọn một giải pháp, một con đường. Đó là bị động, thiếu linh hoạt và nếu không có sự thay đổi kịp thời, phù hợp hoàn cảnh thực tế mới thì kết cục nhận phải trái đắng là rất nhanh. Nhưng khi chọn giải pháp mới không có nghĩa là chúng ta thay đổi nguyên tắc, chiến lược chống dịch. Như Hà Nội đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc nhưng mục đích cuối cùng cũng chỉ để phục vụ cho công tác ngăn chặn, phát hiện, truy vết nhanh, cách ly kịp thời và điều trị hiệu quả mà thôi. Thế nên, ngày 10/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam một nữa khẳng định “có một số địa phương nói về việc thay đổi chiến lược chống dịch nhưng như các chuyên gia phân tích, đấy chỉ là cách diễn đạt khác nhau, còn chiến lược và nguyên tắc của Việt Nam hoàn toàn không có gì thay đổi”.
Nếu không hiểu rõ, một số người sẽ nhầm tưởng Việt Nam thay đổi tinh thần, chiến lược chống dịch nhưng thực tế chúng ta chỉ là thay đổi tâm thế, thay đổi trạng thái, cách chống giặc Covid-19 chủ động hơn mà thôi. Trạng thái đó được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công”. Và sự thay đổi trạng thái chủ động tấn công đó thể hiện rõ đầu tiên ở phương thức xét nghiệm mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã chia sẻ: “Chúng tôi muốn mở rộng tối đa xét nghiệm, đổi phương thức chạy theo xét nghiệm sang tấn công, chủ động xét nghiệm”. Rõ ràng, mỗi lãnh đạo phát biểu một khía cạnh, ngôn từ và cách diễn đạt có khác nhưng mọi chỉ đạo đều dựa trên chiến lược, nguyên tắc không đổi. Trên hết, chúng ta thấy được sự đồng điệu ở tinh thần quyết tâm chống giặc Covid-19, mục tiêu cuối cùng là tiêu diệt tên giặc cứng đầu, nguy hiểm này .
Mục tiêu lớn nhất không hề thay đổi nhưng RFA Tiếng Việt lại lợi dụng sự phong phú Tiếng Việt, sự khác nhau trong câu từ, phát biểu chống dịch của lãnh đạo để đăng bài ngầm xuyên tạc họ chỉ đạo chồng chéo. Đất nước đang căng mình, đoàn kết chiến đấu với giặc Covid-19, những luận điệu gây chia rẽ như RFA Tiếng Việt đáng lý ra không nên tồn tại. Khi một kẻ chưa làm được trò trống gì cho đất nước lại vô công rồi nghề, ngồi chọc gậy bánh xe, thử hỏi xem người dân lương thiện nào sẽ đứng về những thứ xấu xa như vậy? Binh pháp Tôn Tử từng dạy: “Lúc nhanh thì như gió cuốn, lúc chậm rãi như rừng sâu, lúc tấn công như lửa cháy, lúc phòng ngự như núi đá”, công cuộc chống dịch của nước ta hiện nay cũng có lúc như gió cuốn, rừng sâu, có khi như lửa cháy và vững chắc như núi đá, vì vậy, chiến thắng giặc Covid-19 chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đặng Trường
Theo: Hội Cờ đỏ