Đã trở thành quy luật mỗi khi các đối tượng chống phá nhà nước được đem ra xét xử và kết án, các tổ chức được gán mác “nhân quyền” lại lên tiếng khóc thuê cho những tội phạm hình sự ở Việt Nam như một cách để cổ súy cho những hành vi phạm tội và công kích chính quyền Việt Nam.
Ngày 5/5/2021, bản án nghiêm minh của Tòa án nhân dân Hòa Bình đã được tuyên dành cho hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” với 8 năm tù cho mỗi người là thích đáng.
Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật, sau khi bản án được tuyên, tổ chức Ân xá quốc tế đã có những phát ngôn thiếu khách quan về việc kết tội hai đối tượng phạm tội chống Nhà nước khi cho rằng bản án là một “trò đùa công lý”.
Trong thông cáo của Ân xá quốc tế, đại diện tổ chức này cho rằng “Việc kết tội này là một sự phản bội công lý. Bà Cấn Thị Thêu và con trai của bà, Trịnh Bá Tư, là những nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm nên lẽ ra phải được chính phủ Việt Nam bảo vệ, không bị sách nhiễu hay giam cầm.”
Ân xá quốc tế lên sau phiên tòa xét xử Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư
Như vậy, từ hai đối tượng phạm tội hình sự Việt Nam với quá trình hoạt động chống phá có thâm niên, chứng cứ tài liệu chứng minh tội phạm đầy đủ rõ ràng, tổ chức Ân xá quốc tế đã phù phép để biến họ thành những “nhà bảo vệ nhân quyền”, người “hoạt động ôn hòa phời bày bất công và những vi phạm nhân quyền”…
Không ai có thể giải thích được, hai đối tượng này lên tiếng bảo vệ nhân quyền như thế nào khi sử dụng facebook để tán phát các video có nội dung chống Nhà nước, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, kích động người dân chống phá chính quyền. Đặc biệt khi khám xét nơi ở của các bị cáo, cơ quan điều tra đã phát hiện, thu giữ nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng, bịa đặt nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Cần phải lưu ý, bị cáo Cấn Thị Thêu có 2 tiền án: Ngày 25/11/2014 bị TAND TP Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ”. Tiếp đó, ngày 30/11/2016 bị TAND TP Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng” đến nay chưa được xóa án tích. Về tiền sự, bị cáo này có 1 tiền sự khi vào ngày 6/4/2016 bị Công an phường Quang Trung, Quận Hà Đông (Hà Nội) xử phạt vi phạm hành chính số tiền 1 triệu đồng về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”, hiện Cấn Thị Thêu vẫn chưa nộp phạt số tiền này.
Với bề dày “thành tích” như vậy, việc cho rằng đối tượng này là nhà hoạt động vì nhân quyền có chăng chỉ là cách tổ chức Ân xá quốc tế ngụy tạo để viện cớ vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đó là âm hưởng thường thấy khi tổ chức này nhiều lần đánh giá dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong các báo cáo hằng năm, ở đó không hề đưa ra nội dung có thể kiểm chứng, chỉ dẫn lại lời kể của một số người chống đối hoặc gần gũi với phe đối lập.
Ân xá quốc tế chỉ là một tổ chức tuyên truyền có quan hệ mật thiết với một số thế lực chính trị; luôn nhúng tay vào nhiều sự kiện, vấn đề thời sự quốc tế qua đánh giá một chiều, phiến diện, mơ hồ, dựa theo thông tin của các đối tượng chống đối. Bảo vệ quyền lợi cho Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư ư? Có lẽ không phải. Đó chỉ là cách Ân xá quốc tế thực hiện âm mưu chính trị chống Việt Nam mà thôi./.
Vân An
Nguồn: Người con Đất Mẹ
Theo: Hội Cờ đỏ
Từ hiện trạng kể trên, có thể thấy rõ rằng, hoạt động của AI không thực tâm hướng tới nhân quyền. Về thực chất, nhân quyền chỉ là bình phong, là nhãn hiệu AI tự gắn lên mình và dựa vào đó để đưa ra các cáo buộc tùy tiện, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia nhằm thực hiện mục đích riêng của mình. Sự tùy tiện ấy thể hiện rõ ngay từ chính nội bộ của AI, mà hệ lụy là AI vi phạm nhân quyền ngay cả với thành viên của mình. Bởi vậy, nếu thực sự hoạt động vì nhân quyền, lớn tiếng phán xét người khác, trước hết AI nên tự xem xét ngay từ chính tổ chức của mình để chấn chỉnh cả về quan niệm, mục đích… lẫn công việc nội bộ.