Saturday, November 23, 2024

Nóng: Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đã đến Jakarta

Theo hãng tin Reuters, Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, vừa đáp máy bay xuống Jakarta, Indonesia để dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Nam Á (ASEAN). Việc lãnh đạo của một chính phủ quân sự ở Myanmar tham dự hội nghị cấp cao ASEAN là điều bất thường – thường quốc gia này được đại diện bởi một sĩ quan cấp thấp hơn hoặc một quan chức dân sự.

Nóng: Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đã đến Jakarta
Thống tướng Min Aung Hlaing được nhìn thấy đã xuống xe sau khi có chuyến bay đặc biệt từ Naypyitaw, thủ đô Myanmar, theo cảnh quay trên kênh video chính thức của phủ Tổng thống Indonesia.

Các nguồn tin ngoại giao nói rằng các lãnh đạo Đông Nam Á sẽ cố gắng tạo ra một lộ trình chấm dứt bạo lực và bất ổn ở Myanmar.

Vấn đề Myanmar được quan tâm đặc biệt

Sự tập trung của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Jakarta là nỗ lực phối hợp quốc tế đầu tiên nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ở Myanmar, một quốc gia nghèo khó có các các nước láng giềng Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan bao quanh. Myanmar là một phần của khối ASEAN với 10 quốc gia thành viên.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi hôm thứ Sáu cho biết hội nghị thượng đỉnh phản ánh “mối quan tâm sâu sắc về tình hình ở Myanmar và quyết tâm của ASEAN trong việc giúp Myanmar thoát khỏi tình trạng mong manh này”.

“Chúng tôi hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đạt được một thỏa thuận liên quan đến các bước có lợi cho người dân Myanmar”, bà Retno Marsudi nói.

Các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ đề nghị giấu tên cho biết nhiều nhà lãnh đạo ASEAN muốn có cam kết từ ông Min Aung Hlaing để kiềm chế lực lượng an ninh.

“Đây là điều mà Myanmar phải tránh: sự tan rã về địa lý, chính trị, xã hội và biến quốc gia này thành các bộ phận nội chiến…”, Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin nói trên Twitter, đồng thời, ông nhấn mạnh rằng: “Myanmar phải tự mình tìm lại hòa bình.”

Thống tướng Min Aung Hlaing, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính, sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào cuối ngày hôm nay cùng với từng lãnh đạo tham gia khác trước khi bắt đầu các cuộc thảo luận không chính thức hơn, ba nguồn thạo tin cho biết.

Thúc đẩy đối thoại

Theo Reuters, các quan chức và nhà ngoại giao ASEAN cũng đã thực hiện sáng kiến ​​cử phái đoàn viện trợ nhân đạo tới Myanmar và cử một phái viên có nhiệm vụ thúc đẩy đối thoại giữa quân đội, các nhà lập pháp bị lật đổ và nhóm dân tộc vũ trang đối lập chính quyền Myanmar đã được thành lập có tên “Chính phủ thống nhất quốc gia” (NUG).

Nóng: Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing đã đến Jakarta
Biểu tình phản đối chính quyền quân quản ở Myanmar.

Các nhà lãnh đạo Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Campuchia và Brunei trước đó đã xác nhận sự tham dự của họ vào cuộc đối thoại với đại diện Myanmar. Các Bộ trưởng Ngoại giao của Lào, Thái Lan và Philippines cũng tham dự sự kiện.

Hãng tin của Anh nói rằng ASEAN có chính sách ra quyết định đồng thuận và không can thiệp vào công việc của các thành viên, trong đó có Myanmar.

Mặc dù điều này, theo Reuters, có thể gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, nhưng ASEAN được Liên hợp quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ coi là tổ chức tốt nhất để góp phần làm việc trực tiếp với chính quyền Myanmar.

Evan Laksmana, một nhà phân tích an ninh có trụ sở tại Jakarta, Indonesia, cho biết, hội nghị thượng đỉnh ASEAN do Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi vào tháng trước, là một cuộc họp tách rời khuôn khổ được tổ chức chặt chẽ, điển hình vốn có của ASEAN.

“Chưa từng có tiền lệ, đặc biệt là với ý định bày tỏ khả năng thảo luận về các vấn đề của một quốc gia thành viên.” – nhà phân tích Evan Laksmana nêu nhận định.

Một phát ngôn viên của nhóm vũ trang NUG, không tham dự hội nghị thượng đỉnh, nói với Reuters rằng nhóm đã “tiếp xúc với các nhà lãnh đạo ASEAN”.

Tiến sĩ Sasa, đặc phái viên quốc tế của nhóm vũ trang NUG, nói rằng, ASEAN nên yêu cầu quân đội Myanmar ngừng đàn áp dân thường, ngừng ném bom vào các ngôi làng ở các vùng dân tộc thiểu số, thả tù nhân chính trị và chuyển giao quyền lực cho NUG.

Hào Nguyễn

Theo: Cánh cò

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG