Mới đây, luật sư Lê Luân, người từng bào chữa cho nhiều nhà chống Cộng, đã viết một status làm nhức mắt giới chống Cộng. Ông Luân nhận xét rằng giới “hoạt động dân chủ” đã trở thành một lực lượng xa cách người dân, tự cho mình là thượng đẳng, tinh hoa, đức độ hơn đa phần dân chúng. Mời các bạn đọc nguyên văn nhận định của Lê Luân:
“Có vài điểm mù rất lớn đối với một số nhà hoạt động dân chủ mà họ cần phải nhận ra để cải thiện tình hình.
Điểm mù đầu tiên, là điểm mù về sự khẳng định vị trí của họ. Họ thường xem mình thượng đẳng/tinh hoa (bao gồm cả đạo đức) hơn đa phần dân chúng và cuối cùng đẩy họ tách khỏi sự gần gũi với những người dân. Không có cách mạng nào là không gắn với quần chúng đi liền với thực tiễn đời sống. Chỉ khi có các sự kiện nào đó phát sinh họ mới “viết bài/bình luận” để làm dữ liệu dân chủ cho mình thay vì tham gia/can dự vào sự kiện đó một cách thực chất cùng những người là đối tượng chịu tác động chính trị khác.
Điểm mù thứ hai, là họ xa rời quần chúng và từ đó là đời sống thực tế. Không ai có thể liên kết hoặc đưa những vấn đề về dân chủ vào trong đời sống của mọi người. Những người dân, kể cả oan khuất, vẫn gần như lạc loài và hy vọng vào thể chế đã gây ra các bất công cho chính họ. Nên khi xong việc họ lại trở về đời sống bình thường chứ không nghĩ tới các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, luật pháp hay công lý. Tại sao người ta tìm tới Chấn Hưng Tivi thay vì các trang/nhóm dân chủ? Vì ở cái “đài truyền hình tự phong” đó nói lên được tiếng nói của người dân từ chính các sự vụ của họ chứ không phải nội dung dân chủ phức tạp nào.
Điểm mù thứ ba, xuất phát từ hai điểm mù trên và cũng là hệ quả quan trọng, những người dân chủ thay vì giải quyết các bất đồng do khác biệt để đạt tới cái chung ổn thoả hoặc khả dĩ, họ tấn công vào các khác biệt đó một cách không chút nào cân nhắc. Vì thế, các mối bất hoà trở thành sự chia rẽ không thể khắc phục được. Nhìn vào cuọpc bầu cử Hoa Kỳ vừa qua để rõ về sự đứt gãy trong các thành phần, giai tầng giữa xã hội bình dân và nhóm những người dân chủ là dữ dội tới mức nào.
Điểm mù thứ tư, những nhà dân chủ, xuất phát từ nguyên cớ điểm mù đầu tiên, họ rất bảo thủ và gần như không thể lắng nghe được những người khác. Thậm chí họ không phân biệt được việc đánh giá quan điểm chính trị và việc mục kích cá nhân là hai việc hoàn toàn khác nhau. Họ cho rằng những gì người khác nói là vớ vẩn và hoàn toàn nông cạn, vô bổ. Trong khi đó, cộng đồng những người hướng đến dân chủ bao gồm và không hạn chế tất cả những biểu dạng của cảm xúc và các việc bày tỏ quan điểm, ở mọi trình độ của nhận thức. Họ cho rằng bản thân họ là “cái gì đó chính thống và hàn lâm”. Còn lại những quan điểm khác đều là “bình dân học vụ hoặc không có tính kinh viện/học thuật” nên chẳng có giá trị gì. Học thuật là cái gì nếu không là các vấn đề đời sống trước mắt người dân?
Công cuộc dân chủ, không phải là để tự làm cho bản thân mình trở nên thượng đẳng hay vượt trội lên, mà là cải thiện cộng đồng mà mình sống chung để cùng làm cho đời sống của nhau tốt hơn. Nếu không thể đi vào đời sống thực tế thì tất cả chỉ là trên giấy và các dự án về dân chủ cũng chỉ đều đưa đến những hoạch định ngắn hạn mà không có kết quả gì.”
Nếu mô tả của Lê Luân không quá xa sự thật, thì rõ ràng giới “hoạt động dân chủ” không phải là một lực lượng “dân chủ”. Họ chỉ là một lực lượng muốn giành quyền lực bằng cách lật đổ chế độ hiện tại, thông qua việc kích động dân chúng và mượn tay ngoại quốc. Trong thâm tâm, họ không nghĩ rằng mình bình đẳng với dân chúng, cũng không nghĩ mình bình đẳng với nhau. Nhưng tại sao họ lại từ bỏ lý tưởng “dân chủ” để đi đến bước đường này?
Một trong những lý do là họ vừa không có, vừa không biết chủ động thiết lập, những tình thế và tổ chức có tác dụng đảm bảo bình đẳng. Về mặt tình thế, thường thì các dòng tiền từ nước ngoài chỉ chảy vào túi một vài nhóm chống Cộng như Việt Tân và VOICE, các nhóm này có trách nhiệm phân phối tiền cho các nhóm nhỏ hơn, và quá trình này tự tạo ra tình trạng tập trung quyền lực. Về mặt tổ chức, tuyệt đại đa số các nhóm chống Cộng chọn lãnh đạo dựa trên uy tín thay vì bầu cử, và cách sinh hoạt này khiến cho lý tưởng dân chủ chỉ tồn tại trên giấy. Về mặt tâm lý, khi các nhà chống Cộng bị cô lập khỏi xã hội, họ dễ sa vào khuynh hướng ái kỷ, theo đó họ tự thỏa mãn bằng cách tự yêu mình. Do chủ yếu sinh hoạt trên mạng xã hội, họ bị các thuật toán của Facebook mớm cho toàn các thông tin thuộc cùng quan điểm chính trị. Tình trạng này khiến họ trở nên ảo tưởng sức mạnh, và ngày càng xa cách với đa phần dân chúng. Ngoài ra, do họ gán sự thượng đẳng cho hệ giá trị của phương Tây, họ cũng nghĩ mình thượng đẳng khi đi lan truyền hệ giá trị đó.
Theo cách này, các nhà chống Cộng đang tự nhốt mình, và giúp Chính phủ đỡ phải xử lý họ. Tất nhiên, luật sư Lê Luân cũng không phải là một ngoại lệ.
Dù góc nhìn của ông Luân còn nhiều hạn chế từ nhãn quan, nhưng ít nhất cho thấy bản thân ông ta nhận ra sự yếu kém của đồng đội và bất mãn, thất vọng. Hài thay, trong làng zân chủ hầu hết đều đã có trend “tự phê” nhiều năm qua, chỉ là ông Luân thuộc diện hiểu chậm, nhận ra bản chất vấn đề trễ hơn nhiều gạo cội zân chủ khác mà thôi
Nguồn: Loa phường
Theo: Hội Cờ đỏ