Cháu bé rơi từ ban công tầng 13 may mắn thoát chết một cách kỳ diệu khiến nhiều người vui mừng tột độ. Khi mọi người dành lời cảm ơn anh tài xế – vị ân nhân đã dũng cảm cứu cháu bé khỏi lưỡi hái tử thần thì có một nhúm KOLs bẩn lên giọng phán xét và bới móc. Một trong số đó, không thể sự góp mặt của Mai Quốc Ấn.
Từ hình ảnh cháu bé rơi từ tầng 13, Mai Quốc Ấn – cái tên quá quen mặt trong làng KOLs bẩn đã nhanh nhẩu phán rằng, đây là “những thiếu sót cơ bản của một thể chế, chứ không chỉ một cái lan can chưa bọc lưới”. Dĩ nhiên, người ngay thẳng và tử tế sẽ nhận ra ngay cái sự gáng ghép phi lý của Mai Quốc Ấn. Chuyện em bé rơi vào nguy hiểm như vậy, dù là đau đớn nhưng phải thẳng thắn nhìn vào sự thật và trả lời rằng: Lỗi lớn nhất là phụ huynh đã lơ là, tắc trách trong việc chăm sóc con trẻ, chẳng có lỗi gì của thể chế ở đây.
Luật pháp Việt Nam có quy định đầy đủ về tiêu chuẩn xây dựng chung cư, đảm bảo sự an toàn đúng quy chuẩn. Cụ thể, tại Thông tư 21/2019/TT-BXD, Bộ Xây dựng ban hành quy định: “Các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo chiều cao lan can ban công tối thiểu là 1.4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua. Thiết kế không được có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm”. Như vậy, nếu chủ đầu tư làm sai quy định, thì chủ sở hữu căn chung cư phải thực hiện quyền giám sát, yêu cầu thực hiện xây dựng đúng quy chuẩn.
Về vấn đề trông trẻ, nhìn thẳng vào sự thật, bất cứ ai để tâm cũng biết rằng ở cái lứa tuổi lên hai, lên ba, các cháu rất tò mò, chưa biết thế nào là hiểm nguy thì cần được bảo bọc chăm sóc kỹ lưỡng của người lớn. Không ít các vụ việc đau lòng trẻ té lầu và các tai nạn thương tâm do sự tắc trách của người lớn được truyền thông đăng tải rộng khắp. Ở các chung cư, không hiếm thấy nhiều ngôi nhà làm khung sắt bít các ban công, đó là cách mà những bậc phụ huynh tự trang bị, bảo vệ con mình.
Ở đây có một điều cũng cần xác định rõ, nhu cầu xây ban công bít bùng, để trẻ con không leo trèo là nhu cầu riêng cho từng gia đình chứ đó không phải tiêu chuẩn chung cho mọi gia đình. Không phải nhà nào cũng cần ban công hàn khung sắt kính cổng cao tường. Thử nghĩ mà xem, khi hỏa hoạn, từ cửa sổ đến ban công đều hàn khung sắt, không có lối thoát, từ bên ngoài cũng không vào được bên trong để cứu, lúc đó bên thiết kế thi công cũng sẽ lãnh đủ.
Nói đến đây, hẳn ai cũng nhận ra, nếu mỗi cá nhân thật sự có trách nhiệm, ý thức và quan tâm chuẩn mực, thì chắc chắn sẽ hạn chế rất nhiều rủi ro xảy ra. Bài học cho chính bản thân mỗi người là sự cảnh tĩnh, cẩn trọng trong mỗi hành vi liên quan đến tính mạng con trẻ.
Thật ra, từ lâu việc lấy vấn đề nóng của xã hội để đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho chính quyền là mô típ quá quen thuộc của những thành phần có tư duy nhược tiểu. Tư duy này thường thấy ở những thành phần nghiêng về đả kích, chống phá và không có tinh thần xây dựng.
Không riêng gì chuyện “cái ban công” này, mà ngay cả chuyện người trẻ thất tình tự tử, khối kẻ bốc đồng cũng đổ lỗi cho chính quyền; người vi phạm pháp luật ở tù, cũng có kẻ đổ lỗi cho thể chế. Tất tần tật, bất cứ điều gì không như ý thì Mai Quốc Ấn đều đổ lỗi hết cho thể chế, và không bao giờ đưa ra được biện pháp, đóng góp nào tích cực cho xã hội. Đó là biểu hiện của những người đi thụt lùi, không có tinh thần xây dựng, ném vào xã hội thêm những rác rưởi.
Ngay cả việc người ta cứu đứa bé thoát khỏi thần chết, đỡ một em bé rơi từ tầng cao xuống cách an toàn, đó là việc bất khả thi cho mọi tính toán, là hành động đầy tình người và sẵn sàng đánh đổi bằng tính mạng của mình. Ấy mà Mai Quốc Ấn có thể nghĩ ra điều xấu xa, người làm việc này muốn nổi tiếng và “một xã hội mất phương hướng” khi tôn vinh người hùng này.
Cái tư duy và quan điểm đi ngược lòng người, đi ngược lại sự nhân văn của cuộc sống, thì hẳn đã lộ ra hết tính nết, bản chất con người Mai Quốc Ấn như thế nào?
Thái Thanh
Theo: Hội Cờ đỏ