Mã Phi Long
Ngay sau các cuộc bạo loạn liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ trong tháng 1 vừa qua, thế giới lại tiếp tục hướng sự chú ý đến đất nước Myanmar khi mà cả đương kim Tổng thống dân sự Myanmar Win Myint, nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng một số nhà lãnh đạo khác trong đảng cầm quyền Myanmar, đã bị quân đội nước này bắt giữ vào sáng ngày 1/2. Quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp, trao chính quyền cho Tổng tư lệnh quân đội – tướng Min Aung Hlaing. Đài truyền hình quân đội Myanmar tuyên bố, quân đội sẽ nắm quyền lực như vậy trong một năm.
Cuộc đảo chính đã lột tả vấn đề mâu thuẫn nóng bỏng trong nội tại đất nước này
Dựa trên các dấu hiệu này thì có thể khẳng định đây là một cuộc đảo chính trong đó quân đội đã tước bỏ quyền lực của chính quyền dân sự. Có thêm các dấu hiệu phụ như hệ thống điện thoại hữu tuyến và di động cũng như mạng internet đã bị gián đoạn nhất định ở một số thành phố lớn của Myanmar. Đài truyền hình nhà nước (ngoại trừ đài truyền hình quân đội) không phát sóng được.
Từ trước hôm 1/2, xe tăng đã xuất hiện trên đường phố Yangon và có những đồn đoán về khả năng quân đội sẽ tiến hành đảo chính. Quân đội Myanmar vốn không hài lòng về kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 khi họ cho rằng cuộc bầu cử có gian lận và ủy ban bầu cử Myanmar vẫn chưa cho họ kiểm tra chéo danh sách cử tri. Bản thân phát ngôn viên quân đội Myanmar cũng tuyên bố rằng họ không loại trừ khả năng sẽ có đảo chính.
Nguyên nhân của cuộc đảo chính này đã rõ ràng. Đây lại là hệ lụy của một nền dân chủ quá kệch cỡn khi các hoạt động bầu cử đã bị nhân dân và quân đội nghi ngờ có sự gian lận. Câu chuyện Myanmar cho thấy rằng chiếc áo khoác dân chủ rất mong manh, khi nòng súng giương lên là bộ đồ dân chủ lập tức bị lột và một sự thật trần trụi đã được phơi bày trước dư luận cũng xuất phát từ câu chuyện tranh dành, đấu đá theo các đảng phái cạnh tranh quyền lãnh đạo đất nước.
Qua sự kiện đáng xấu hổ trên đất nước Myanmar, khiến chúng ta chột nhớ tới hình ảnh mấy nhà rận chủ quốc nội như ông Nguyễn Quang A đã phát tán những hình ảnh lên mạng xã hội với một thông điệp “tôi thách ĐCSVN làm được như Myanmar”.
Đám rận chủ quốc nội diễn kịch trước bầu cử của Myanmar năm 2015
Trả lời phỏng vấn RFA, “tiến sĩ giấy” Nguyễn Quang A bày tỏ: “Hoan hỉ chia vui với người dân Myanmar, người ta thèm muốn, ao ước và mơ bao giờ thì đến Việt Nam? Rồi thèm quá không chịu nổi, người ta thách đảng CSVN có dám làm như Myanmar không? Cái sự thách này đang biến thành một phong trào trên mạng xã hội facebook”.
Đó là kết quả của việc ca ngời nền dân chủ của Myanmar khi quốc gia này có tới 92 đảng phái tranh cử. Và cuối cùng, kết cục của cái gọi là dân chủ thể hiện trên lập trường đa nguyên, đa đảng nhận được điều gì khi mà quân đội đảo chính, lãnh đạo đất nước thì bị giam lỏng. Nguyễn Quang A và đám kền kền đã sáng mắt ra hay chưa? có còn ca ngợi, bênh vực và đòi hỏi Việt Nam phải làm được điều tương tự hay không.
Và có lẽ, giờ này, khi nhìn báo chí quốc tế ca ngợi cuộc bầu cử thành công tốt đẹp của Đại hội Đảng XIII mới bế mạc ngày hôm qua chắc khiến cho Nguyễn Quang A và đám kền kền tức nổ đom đóm mắt.