-Anh Thắng ạ! Tôi có lẽ cũng chỉ cùng trang lứa với anh, nếu có hơn nhau cũng chỉ 1 đến 2 tuổi là cùng. Vậy nên, anh cứ coi tôi như một người bạn cùng trang lứa nhé! Hôm qua vào trang facebook của anh tôi thực sự bất ngờ. Cách đây cũng đã hơn 20 năm về trước, chúng ta đều được học một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao trong dòng văn học hiện thực phê phán. Nhắc đến nhà văn Nam Cao những người Việt Nam như anh và tôi có lẽ không thể nào không nhớ đến tác phẩm ‘Chí Phèo’;. Khi lướt facebook của anh liên tưởng tới tác phẩm Chí Phèo tôi đã không nhịn được cái cười, tôi cười ra nước mắt anh ạ.
Chí phèo trong văn học của Nam Cao là một nhân vật được nhà văn mô tả hiện thân đầy đủ nhất về nỗi khổ của người nông dân nghèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến và khiến cho tác phẩm “Chí Phèo” vẫn còn sống đến tận bây giờ. Ngày xưa, nhân vật Chí Phèo bất hạnh chính ngay từ khi sơ sinh theo lời kể của nhà văn Nam Cao “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cạnh lò gạch bỏ không”. Thế rồi có anh thả ống lương thấy và đem cho một người đàn bà góa mù nuôi, sau đó Chí Phèo cũng lại bị đem bán cho bác phó cối. Chí Phèo – một anh nông dân lớn lên trong cảnh bơ vơ, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, lại còn nghèo đến mức không một mái lều che thân cũng chẳng có lấy một tấc đất cằm dùi. Chí Phèo sống cứ hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ cho đến năm 20 tuổi thì Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến. Cũng xuất phát chỉ một chuyện ghen tuông không đâu thôi mà Bá Kiến đã ngấm ngầm cấu kết với quan trên bắt Chí Phèo giải lên huyện, đồng thời cũng lại bỏ tù hắn bảy tám năm trời.
Khi Chí Phèo ở nhà tù thực dân đã biến anh từ một nông dân lương thiện, hiền lành trở thành một tên lưu manh, trở thành một con quỷ dữ trong làng Vũ Đại. Bá Kiến hiểu được “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ 2 sợ kẻ cố cùng liều thân” cho nên đã ngon ngọt nịnh Chí Phèo trở thành đầy tớ chân tay mới của Bá Kiến. Chí Phèo đã bán mình cho quỷ dữ cũng chẳng bao lâu hắn cũng trở thành một con quỷ dữ ghê tởm khiến ai ai cũng phải sợ. Chí như cứ triền miên, chìm ngập vào trong vũng bùn vô cùng tăm tối và tội lỗi với hơi rượu. Rượu đã làm cho Chí Phèo mất hết ý niệm về thời gian, tuổi tác, Chí không nhớ một điều gì nữa cả. Hình ảnh Chí Phèo hiện lên là một con vật lạ, trên mắt có đầy những vết rạch mặt dọc ngang thật ghê sợ. Chí Phèo đâm thuê chém mướn để kiếm tiền mà uống rượu, cứ những cơn say của Chí như cứ từ cơn say này sang cơn say khác. Chí đã bị mua chuộc, bị xô đẩy vào con đường lưu manh hóa bao nhiêu tội lỗi. Thế là chỉ một bữa rượu thịt, một vài câu mơn trớn thêm với đó là một đồng bạc đãi thêm của cụ Bá đã làm cho Chí Phèo vô cùng hả hê và quên hết Bá Kiến đã đẩy mình vào tình trạng như thế. Chí phèo chửi thuê, ăn vạ thuê để được ăn, được uống cũng chỉ vì nghèo, vì bị xã hội xô đẩy.. Nhưng đến một ngày, Chí rất tỉnh táo khi nhận ra được kẻ thù của mình chính là Bá Kiến. Chí xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện bằng cách đâm chết Bá Kiến sau đó cũng tự kết liễu đời mình. Khi ý thức về nhân phẩm đã trở về thì Chí Phèo không thể sống kiểu lưu manh, không thể làm quỷ dữ và không thể chấp nhận được kiếp sống như thú vật được nữa. Chí Phèo bỗng thấy thèm lương thiện thế nhưng định kiến xã hội – bà cô thị Nở cấm đoán đã khiến cho Chí không thể hoàn lương; hắn khát khao làm hòa với mọi người. Có lẽ đã đến lúc hắn nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải chửi thuê, rạch mặt ăn vạ nữa.
Cuộc sống bình dị ấy nhưng với Chí lại quá xa vời… Ấy vậy mà ngày nay, trong xã hội Việt Nam đương thời lại có loại ‘Chí Phèo’ không nghèo, không bị áp bức, không bị bóc lột, có điều kiện sống tốt trong một gia đình gia giáo, danh giá vậy mà hắn vẫn cứ chửi. Hắn chửi những gì mà hắn cho là bất công trong xã hội, hắn chửi chế độ (cái chế độ đã tạo điều kiện cho cả đại gia đình hắn học hành đến nơi đến chốn để cái gia đình đã sinh ra hắn có tới 8 hay 9 GS, PGS, TS gì gì đó…), hắn chửi lãnh tụ Hồ Chí Minh người đã có công trong tạo lập phong trào cách mạng, xây dựng phong trào cách mạng rồi lãnh đạo toàn dân tiến hành khởi nghĩa phá bỏ xiềng, ghông nô lệ cho cả một dân tộc bị áp bức, đưa người dân Việt Nam từ người nô lệ nên làm chủ xã hội, rồi lại lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội phát triển, hạnh phúc với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; một danh nhân văn hóa thế giới được cả nhân loại tiến bộ tôn sùng vẫn bị hắn chửi… và hắn chửi chế độ xã hội đương thời cả khi phòng chống thành công dịch bệnh COVID, xã hội phát triển hắn cũng chửi, không phát triển hắn cũng chửi…Hắn chửi Đảng Khi Đảng nhận ra lỗi lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành sửa chữa… hắn chửi; Đảng thực hiện tự phê bình và phê bình để làm trong sạch nội bộ Đảng… hắn chửi; Đảng thực hiện công cuộc đốt lò…hắn chửi người đốt lò;… đại hội đảng thành công hắn cũng chửi mà không thành công hắn càng chửi, Đại hội Đảng xuề xòa hắn cũng chửi mà Đại hội tổ chức rầm rộ, to tát hắn cũng chửi; lợi dụng vấn đề nhân sinh, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí để hắn chửi, hắn lên giọng kích động, phê phán những chủ trương, thậm chí xuyên tạc đường lối kinh tế, Quốc phòng, ngoại giao của Đảng, chỉ trích, nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp vai trò lãnh đạo các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan công quyền của nhà nước Việt Nam, các lãnh tụ Đảng, Nhà nước Việt Nam…đến cả người đàn ông có thân hình gầy gò do mắc bệnh không chêu gì hắn mà hắn cũng mang ra lấy cớ để chửi…hắn chửi tất cả không loại trừ một ai. Có nhiều người hỏi tại sao hắn chẳng làm gì cả, chỉ đi kiếm chuyện để chửi thì ai cho hắn tiền để ăn, để nuôi vợ, nuôi con hắn ?…Không đâu! hắn chửi để kiếm tiền nuôi thân, nuôi vợ con hắn, không biết có phải hễ có ai cho hắn tiền, thuê hắn chửi là hắn chửi? Có lẽ hắn có thể chửi cả những người sinh ra hắn nếu có ai thuê hắn chửi? chửi là ‘nghề’ của hắn mặc dù hắn không được đào tạo qua trường lớp ‘chửi’, hắn được đào tạo từ trường Đại học xây dựng nhưng ra nghề không đủ khả năng lực làm đúng nghề xây dựng, hắn phải lang thang kiếm sống…thế là hắn chửi, chửi mãi thành nghề.
Vậy mà hắn vẫn còn rêu rao: ‘Không ai chọn được nơi mình sinh ra, nhưng có thể lựa chọn cho mình cách sống!’ Chí phèo của Nam Cao còn có lúc nhận ra cần một cuộc sống như mọi người, không phải đi chửi thuê, không phải rạch mặt ăn vạ nữa, khát khao làm hòa với mọi người. Còn ‘Chí phèo’ ngày nay thì khác hắn được đào tạo mặc dù trái nghề nhưng đã có những hiểu biết nhất định, lại sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, danh giá, có chút đóng góp cho đất nước nên hắn cứ tưởng không ai giám động đến hắn, và vì vậy bất kể là ai hễ có tiền thuê hắn là hắn chửi…hắn chửi càng nhiều càng có nhiều tiền, các tổ chức lưu vong ở nước ngoài thuê hắn chửi…. Bất chấp tất cả …có lẽ nhà văn Nam Cao thật tài tình khi đã viết về tấn bi kịch của nhân vật Chí phèo trong xã hội thực dân nửa phong kiến một cách vô cùng sắc sảo…nhưng nếu ông sống lại cũng khó có thể lột tả được hết hình ảnh ‘Chí Phèo’ trong xã hội ngày nay, anh Thắng nhỉ?
Văn Quyền