Sunday, September 29, 2024

TRUNG QUỐC NGANG NHIÊN TUYÊN BỐ TẬP TRẬN TRÁI PHÉP Ở HOÀNG SA

Chỉ hai ngày sau khi ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông trong cuộc họp trực tuyến do thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngang nhiên ra thông báo, quân đội Trung Quốc sẽ tổ chức tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo thông báo, cuộc tập trận diễn ra trong 5 ngày từ 1/7 đến 5/7 bên trong khu vực giới hạn bởi 6 tọa độ: 17°16.24N 111°24.65E; 18°02.19N, 112°59.45E; 16°58.63N, 113°48.37E; 16°29.12N, 113°44.93E; 15°41.19N, 112°38.17E; 16°03.58N, 111°26.69E. Thông báo của phái trung Quốc còn yêu cầu tàu thuyền không vào vùng biển trên trong thời gian diễn ra tập trận.

Việc tập trận trái phép tại khu vực không thuộc chủ quyền của Trung Quốc luôn chịu sự phản đối gay gắt của Việt Nam và dư luận quốc tế. Đây là hành động vi phạm pháp luật quốc tế nghiêm trọng, thể hiện thủ đoạn gây hấn trên biển Đông của Trung Quốc với âm mưu kích động các quốc gia khác sử dụng vũ lực, qua đó kích hoạt cuộc chiến tranh quy mô lớn trên biển Đông nhằm phân chia lại chủ quyền. Âm mưu hèn hạ này của Trung Quốc bị cả thế giới phát hiện từ lâu nên đến nay vẫn chưa quốc gia nào mắc mưu đồ của Trung Quốc.

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và kiểm soát từ năm 1974. Hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức các quộc tập trận quanh quần đảo này khiến dư luận hiểu sai lệch về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, Trung Quốc còn thành lập các đơn vị hành chính phi pháp trên quần đảo này, xây dựng cở sở vật chất và đưa người dân lên quần đảo sinh sống mà không được sự đồng ý của phía Việt Nam.

Chủ quyền biển đảo không thể dựa vào hành động vi phạm pháp luật quốc tế của chính quyền Trung Quốc hay sự chầy bửa từ người dân Trung Quốc ngang nhiên sinh sống trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác. Việc khẳng định chủ quyền phải dựa trên bằng chứng lịch sử lâu đời và cơ sở pháp lý là luật biển Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, mọi hoạt động của các quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị.

Công Lý

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG