Friday, November 22, 2024

BÃI TƯ CHÍNH THUỘC VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM

Ngày 12/7/2019, một số báo của Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ đăng tải thông tin Trung quốc đưa tàu thăm dò địa chất Haiyang Dizhi 8 (Marine Geology 8) cùng với nhiều tàu tuần duyên vũ trang vào bãi Tư Chính của Việt Nam. Động thái này khiến cho các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam đã ngay lập tức có mặt bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên cho đến hôm nay, những thông tin mới nhất cho thấy trước thái độ kiên quyết của Việt Nam các tàu của Trung Quốc đã phải rút đi.

Nói đến bãi Tư Chính nhiều người tưởng nhầm thuộc về quần đảo Trường Sa, nhưng thực tế bãi Tư Chính không thuộc Trường Sa, không nằm trong vùng tranh chấp mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc lô 136.

Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc lại có cái nhìn khác.

Ngày 13/5/2015 Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng, Việt Nam đang có 48 điểm đóng quân ở Trường Sa. Thực sự, Việt Nam đang đóng giữ 9 đảo và 12 đá, bãi (đảo chìm) ở Trường Sa, với 33 điểm đóng quân. Vậy ông David Shear đếm sai? Ông ta không đếm sai, mà đã tính cả 15 nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam vào số cơ sở của Việt Nam ở Trường Sa.

Không có mô tả ảnh.

Nhà nước Việt Nam khẳng định, khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng quần đảo Trường Sa bao gồm hầu hết phần phía Nam đường lưỡi bò mà họ tùy tiện vẽ ra, có cả khu vực nhà dàn DK1 của Việt Nam.

Mỹ cũng cho rằng khu vực các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân thuộc quần đảo Trường Sa. Như vậy, một vùng biển rộng lớn thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Mỹ coi là vùng có tranh chấp. Đây là điều hợp với mong muốn của Trung Quốc, có lợi cho Trung Quốc.

Hơn thế nữa, tháng 5/1992 công ty Crestone Energy của Mỹ đã ký với Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hợp đồng thăm dò dầu khí ở các lô 133 – 134 – 135 trên thềm lục địa Việt Nam, cạnh bãi ngầm Tư Chính (Trung Quốc gọi là Vạn An Bắc-21).

Không có mô tả ảnh.

Cho đến năm 1994, công ty Crestone Energy mới ngưng việc thăm dò ở khu vực bãi Tư Chính, sau khi gặp những phản ứng quyết liệt của Việt Nam. Tuy Chính phủ Mỹ tuyên bố không biết, không liên quan đến hợp đồng giữa công ty Crestone Energy với Trung Quốc, nhưng có cơ sở để tin rằng Crestone ký hợp đồng với CNOOC vì biết Chính phủ Mỹ coi bãi Tư Chính không thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến nay, những lời nói của Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear một lần nữa cho thấy, Mỹ tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đến mức nào. Nói trắng ra, Mỹ có thể đã bắt tay với Trung Quốc để thực hiện mưu đồ của họ.

Như trên đã nói, Nhà nước Việt Nam khẳng định, khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.

Phía Trung Quốc biết rõ điều đó, nhưng âm mưu của họ là muốn đưa những thực thể địa lý vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không nằm trong vùng tranh chấp vào vùng tranh chấp. Trong khi đó, những vùng đang tranh chấp thì họ lại kêu gọi “cùng khai thác”, kiểu tằm ăn dâu như “chó sói gửi chân”. Chúng ta cần cảnh giác với chiêu trò này và phải tự chủ trong việc nâng cao năng lực quốc phòng của đất nước, không thể trông chờ vào bất kỳ nước lớn hay “Quốc tế” nào ở đây.

***

Một câu hỏi “ngớ ngẩn” mang tính nhược tiểu với tư duy nô lệ, ỉ lại là: Mỹ sẽ giúp Việt Nam đến mức nào trong các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông?

Mỹ chỉ là tay cơ hội không thể tin. Mỹ chỉ làm gì có lợi cho Mỹ mà thôi.

Năm 1974, Mỹ đã làm ngơ, nếu không muốn nói là đã có thỏa thuận ngầm với Trung Quốc, để Trung Quốc chiếm trọn phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa đang có quân đội Việt Nam Cộng hòa, đồng minh của Mỹ canh giữ. Trước đó, Mỹ đã để cho Philippines chiếm giữ nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa từ tay đồng minh Việt Nam Cộng hòa.

Hiện nay, Mỹ tuyên bố không bênh vực bên nào trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ phản đối hành động của Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa. Thế nhưng, quan niệm của Mỹ về quần đảo Trường Sa lại có phần giống với quan niệm của Trung Quốc hơn của Việt Nam, có lợi cho Trung Quốc hơn.

P/s: Bài có sử dụng tư liệu của nhà báo đã khuất Nguyễn Đình Quân.

VNTB

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG