Saturday, November 23, 2024

Lo sợ việc siết chặt quản lý Internet, Nguyễn Tường Thuỵ tung đòn tấn công

“Điều đáng chú ý nhất trong bài giảng của Võ Văn Thưởng mà báo Thanh niên dùng để giật tít (Ông Võ Văn Thưởng: ‘Internet là xa lộ, cho mấy làn xe chạy là quyền chúng ta’) là lối tư duy sặc mùi độc tài của anh ta:

Lo sợ việc siết chặt quản lý Internet, Nguyễn Tường Thuỵ tung đòn tấn công

“Internet là một xa lộ thông tin, chúng ta cho 4 làn, 6 lan hay 20 làn xe chạy, xe 4, 6, 8 bánh chạy là quyền của chúng ta…”

 

 

 

Giọng của Võ Văn Thưởng lần này có vẻ cay cú, bi đát chứ không như 2 năm trước đây. Ngày 18/5/2017, bàn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng, Võ Văn Thưởng nói khá tự tin: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”

 

 

 

Từ chỗ không sợ tranh luận đến chỗ đòi hạn chế Internet, Võ Văn Thưởng đã đi một bước khá dài về độc tài hóa tư tưởng. Từ chỗ muốn “cọ xát và tranh luận”, Võ Văn Thưởng đi đến không muốn nghe ý kiến trái chiều (ở trên các làn thông tin mà Võ Văn Thưởng muốn hạn chế).”

 

 

 

Đó là những lời lẽ Nguyễn Tường Thuỵ dùng để công kích Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng Cộng sản VN Võ Văn Thưởng xung quanh bài phát biểu mới đây của ông này trong chuyên đề quản lý Internet trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, xem lại đoạn thuật trên nhiều báo, trong đó có báo Thanh niên về phát biểu của ông Thưởng thì mới hay, sự việc ông nói đến (quản lý Internet) chẳng liên quan gì tới chuyện đối thoại hay không đối thoại với các giai tầng xã hội ở đây. Hay nói cách khác, đó là 2 vấn đề mà vốn dĩ nó đã không chung bắt đầu và cả điểm đến của nó.

Cụ thể, theo báo Thanh niên, “Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị cách đây 5 năm đã đưa ra quan điểm rất hay là khả năng quản lý tới đâu thì phát triển tới đó nhưng thời gian qua chúng ta đã để cho internet và mạng xã hội phát triển quá đà trong khi pháp luật chưa có dẫn đến nhiều khó khăn.

Ông Thưởng cho hay, thị trường mạng xã hội ở Việt Nam khoảng 1 tỉ đô la Mỹ trong đó Google, Facebook chiếm 13.000 tỉ đồng mà chưa thu thuế được.

“Họ chi lại cho thị trường Việt Nam khoảng 2.000 tỉ cho mấy ông làm video như Khá BảnH, Lâm Tuyền, một số chương trình khác… Các nhà mạng hưởng lợi 250 triệu đô la Mỹ, chừng 6.000 – 7.000 tỉ. Cái này phải tính toán, phải xử lý”, ông Thưởng nêu quan điểm.

 

 

 

Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư cũng lưu ý cần phải có các biện pháp kỹ thuật để xử lý vấn đề này. “Internet là một xa lộ thông tin, chúng ta cho 4 làn, 6 lan hay 20 làn xe chạy, xe 4, 6, 8 bánh chạy là quyền của chúng ta. Đừng lo tự do internet là ảnh hưởng nhân quyền, tự do ngôn luận gì hết. Cả thế giới đều lo lắng trước sự phát triển của mạng xã hội, truyền thông xã hội”, ông Thưởng bày tỏ; đồng thời, đề nghị từ nay tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, mỗi địa phương chắt lọc đối tượng trên địa bàn, xử lý một vài đảng viên vi phạm, xử lý một vài cá nhân, công dân sử dụng internet, mạng xã hội vi phạm luật An ninh mạng, thì tình hình sẽ tốt hơn rất nhiều”.

 

 

 

Hết trích.

“Đừng lo tự do internet là ảnh hưởng nhân quyền, tự do ngôn luận gì hết”. Đây là một ý có tính trung tâm, căn bản trong phát biểu của ông Thưởng. Nghĩa là trong chính phát biểu của mình ông này đã khẳng định, việc siết chặt quản lý, giám sát đối với internet không ảnh hưởng tới nhân quyền, tự do ngôn luận. Và ông cũng dẫn chứng ra tại sao ông lại nói như thế và xin thưa, đó không chỉ còn là câu chuyện của mỗi Việt Nam, mà đã là của thế giới. Thế giới đã thực hiện thì không có lí gì chúng ta lại bỏ qua, trong khi những nguy cơ mà chúng ta đối diện ở đó cũng không hề nhỏ một tí nào…

Và như thế, từ điểm đến diện, người đứng đầu cơ quan tuyên giáo Đảng cộng sản VN một lần nữa cho thấy, VN đang cố gắng quản lý, siết chặt đối với Internet vì những nguy cơ, những mối lo tiềm tàng từ những hệ luỵ sâu xa của nó chung cho cả thế giới. Quan trọng hơn, điều đó không triệt tiêu việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng. Hai cái có thể tồn tại song song mà không có bất cứ đối kháng nào.

Những kẻ cho rằng, với phát biểu của mình, ông Thưởng đang phủ nhận khẳng định đối thoại, trao đổi trước kia của mình như ý kiến của Nguyễn Tường Thuỵ chỉ là thiếu hiểu biết. Đó cũng là ý nghĩ của những kẻ có tật giật mình, bởi siết chặt quản lý đối với Internet và những chế tài từ Luật an ninh mạng sẽ biến những kẻ như Nguyễn Tường Thuỵ vào tầm ngắm hoặc không tự do để sử dụng internet vào những mục đích chống đối như hiện nay…

Kể ra nỗi lo của Nguyễn Tường Thuỵ không phải là vô cớ…

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG