Friday, November 22, 2024

Dự án thủy lợi Rào Nan – Nhìn từ góc độ An ninh nguồn nước.

Trong những năm trở lại đây, do tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự gia tăng dân số, nhu cầu về nước cho sản xuất, đời sống tiếp tục tăng nhanh đã và đang đe dọa đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam, trong đó có Quảng Bình.

Trên địa bàn TX Ba Đồn, Quảng Bình tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân ngày càng gay gắt. Tuy nhiên những biện pháp giải quyết hiện tại đều mới chỉ mang tính tạm thời, trong khi đó nguồn nước Rào Nan (sông Nan) lại chưa được khai thác hết tiềm năng. Do đó việc nâng cấp công trình đập thủy lợi Rào Nan là một giải pháp cấp thiết đối với an ninh nguồn nước hiện nay.

Dự án thủy lợi Rào Nan - Nhìn từ góc độ An ninh nguồn nước.

Một đoạn sông Rào Nan, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn

Với nhiệt độ trong những đợt nắng cao điểm ở mức 38 đến 41 độ C làm cho sông suối, giếng nước của người dân cạn trơ đáy. Hàng ngàn hộ dân trên địa bàn TX Ba Đồn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, sản xuất vô cùng trầm trọng. Trong khi đó, ở một số nơi như xã Quảng Văn, phường Quảng Thuận… mặc dù sống hai bên bờ sông Gianh nhưng nguồn nước bị nhiễm mặn nên người dân phải bỏ tiền mua nước được chở từ các đò ở thượng nguồn về để ăn uống và sinh hoạt. Có một nghịch lí là sống giữa ba bên bốn bề là nước nhưng vẫn phải mua với giá luôn ở mức cao ngất ngưởng, khiến đời sống người dân đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Trong mùa nắng nóng cao điểm, người dân ở một số phường trung tâm như: Ba Đồn, Quảng Thọ, Quảng Long…phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, chất lượng nước không đảm bảo do nguồn nước sạch từ Hồ Bàu Sen ở xã Quảng Phương, Quảng Trạch sụt giảm trầm trọng.

Cha ông ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, câu đúc kết đó đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nước trong canh tác nông nghiệp. Thế mà ruộng lúa, hoa màu ở các xã Quảng Trung, Quảng Tiên và một số xã ở huyện Quảng Trạch luôn bị khô cằn do thiếu nước trong mùa hè. Trước tình hình khô hạn kéo dài, chính quyền địa phương ở một số nơi cũng đã có nhiều biện pháp để khắc phục như sửa chữa các công trình cấp nước bị hư hỏng, khơi sâu thêm giếng đào, tăng cường các biện pháp trữ nước, tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nguồn nước nhằm chủ động ứng phó với tình hình nắng nóng diễn biến phức tạp trong thời gian tới.Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ là giải pháp tạm thời.

Dự án thủy lợi Rào Nan - Nhìn từ góc độ An ninh nguồn nước.

Ruộng lúa ở thị xã Ba Đồn thiếu nước trầm trọng

Từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, nhận thấy tầm quan trọng, lợi ích từ nguồn nước sông Nan mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và đưa vào sử dụng đập thủy lợi Rào Nan. Công trình được xây dựng trên chi lưu sông Nan, cấp nước tưới cho 1.400ha lúa 2 vụ của 9 xã vùng Nam Quảng Trạch (cũ), tạo cuộc sống ấm no cho người dân địa phương. Tuy nhiên đến nay, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, qua mấy lần nâng cấp tu sửa con đập vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nước sông Nan. Theo dõi nhiều năm công trình chỉ đáp ứng được khoảng 70% yêu cầu dùng nước, các tháng mùa khô thiếu nước, để đáp ứng nhu cầu Trạm thủy nông Rào Nan phải bơm vét nước từ đáy sông Nan. Năng lực hệ thống thủy lợi Rào Nan hiện tại so với yêu cầu dùng nước cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng quy hoạch vẫn còn thiếu nước cho khoảng 400ha lúa, 190ha thủy sản, 2.400ha rau màu, chăn nuôi trâu bò 5.000 con…cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp 34.000m3/ngày đêm cho 22 xã ven sông Gianh thuộc TX Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Ngoài ra để chủ động nguồn nước tưới trong các tháng thiếu nước thì hệ thống Rào Nan cần phải có khả năng điều tiết tháng mà điều này với hệ thống hiện nay là không đáp ứng được.

Bằng sự nỗ lực và cố gắng, UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét để đưa dự án Rào Nan và danh mục đăng ký bố trí các nguồn vốn từ năm 2009 và đến năm 2017 dự án mới được bố trí vốn bằng nguồn Trái phiếu chính phủ. Khi công trình hoàn thành sẽ cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp là 1.800 ha; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt với lưu lượng 22.000m3/ngày/đêm cho nhân dân 22 xã, phường thuộc thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Cấp nước cho công nghiệp, trước mắt cho nhà máy xi măng Văn Hóa với lưu lượng 12.000m3/ngày đêm; giúp cải tạo tiểu khí hậu vùng, an toàn lũ cho hạ du…  Ngăn mặn, giữ ngọt, đồng thời tiêu úng, thoát lũ vùng hạ du thuộc diện tưới Rào Nan. Góp phần hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất tập trung, nâng cao giá trị sản xuất, phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện môi trường sinh thái. Đã đến lúc chúng ta nên từ bỏ quan niệm sai lầm “nước là của trời cho vô tận, không bao giờ cạn”, đừng để lãng phí nguồn nước dồi dào của dòng sông Nan. Việc nâng cấp đập thủy lợi Rào Nan sẽ làm thay đổi rất lớn đến sự phát kinh tế – xã hội theo hướng bền vững của thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Thấu hiểu sự lo lắng của người dân về Dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan, UBND tỉnh Quảng Bình đã mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành thủy lợi, tổ chức nhiều cuộc đối thoại cho người dân thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn hiểu và đồng thuận với việc triển khai dự án. Tuy nhiên, vẫn có một số cá nhân cố tình không nghe, không tin vào khoa học, đi ngược lại sự phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu an toàn nguồn nước. Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có biện pháp phân loại đối tượng để có hướng tháo gỡ, thuyết phục, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Quang Tám

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG