Saturday, November 23, 2024

Mỹ siết cấm vận Triều Tiên giữa lúc Bình Nhưỡng đe dọa dừng đối thoại

Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/3 áp đặt lệnh trừng phạt lên 2 công ty vận tải Trung Quốc mà nước này nói đã giúp Triều Tiên trốn tránh các lệnh cấm vận quốc tế.

Đây là lệnh trừng phạt đầu tiên của Mỹ kể từ hội nghị thượng đỉnh không đạt thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội cuối tháng 2.

“Những công ty vận tải dùng các chiêu lừa đảo để che giấu các giao dịch bất hợp pháp với Triều Tiên đều đang tự tạo cho mình rủi ro lớn”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong một thông cáo.

Mỹ siết cấm vận Triều Tiên giữa lúc Bình Nhưỡng đe dọa dừng đối thoại

Một tàu chở dầu Triều Tiên bên cạnh một tàu của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Quân đội Nhật công bố bức ảnh ngày 16/2/2018 và nghi ngờ các giao dịch với tàu Triều Tiên trên biển như vậy vi phạm lệnh cấm vận quốc tế. Ảnh: AP.

Ba tuần trước, đàm phán giữa ông Trump và ông Kim thất bại do hai bên không nhượng bộ trước đòi hỏi của nhau: Mỹ yêu cầu Triều Tiên từ bỏ thêm vũ khí hạt nhân, trong khi Triều Tiên yêu cầu Mỹ dỡ bỏ thêm cấm vận.

Hiện chưa rõ đàm phán có tiếp tục hay không, khi Washington nói sẽ cố gắng nối lại đối thoại, còn Triều Tiên lại cảnh báo sẽ ngừng đối thoại và cân nhắc việc thử tên lửa và hạt nhân mà nước này đã tự ra lệnh cấm vào năm 2017.

Một báo cáo năm 2019 của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết bất chấp lệnh cấm vận, Triều Tiên tiếp tục nhập khẩu lậu các sản phẩm dầu mỏ, than đá và vi phạm lệnh cấm buôn bán vũ khí.

Thông cáo của Bộ Tài chính Mỹ nói trong năm 2018, Triều Tiên nhận ít nhất 263 chuyến tàu chở dầu mỏ tinh chế thông qua các vụ chuyển hàng từ tàu qua tàu vốn bị LHQ cấm.

Thông cáo này ước tính nếu các chuyến tàu này chở đầy dầu, Triều Tiên có thể đã nhập khẩu 3,78 triệu thùng, gấp 7,5 lần so với số lượng 500.000 thùng mà LHQ cho phép.

Trọng Thuấn

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG