Saturday, November 23, 2024

Thông tin mới nhất về đường sắt Cát Linh–Hà Đông

Kể ra thì tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) là một trong những tuyến giao thông khiến báo giới tốn bút mực nhất. Những thông tin về tuyến đường sắt này luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí; những chuyện bàn ra tán vào cũng khiến cho câu chuyện trở nên rôm ra. Và thật dễ hiểu khi tại sao, đây là một chủ đề khiến các nhà dân chủ đặc biệt quan tâm. Chuyện thoát Trung, thoát tàu cũng được huy động vào là vì thế….

Và mới đây, sự việc lại được lặp lại khi trên các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành vào đầu tháng 4/2019.

Thông tin mới nhất về đường sắt Cát Linh–Hà Đông

Hình ảnh một đoạn trên tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) – Nguồn: FB).

Xét về tính chất và mức độ liên quan thì câu chuyện không có quá nhiều chuyện để nói; cũng không mấy kẻ nhân sự việc để bôi bác, lên án chính quyền này nọ như đã từng làm vì có làm cũng vô hiệu.

Nhưng phát biểu sau đó của ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội sau đó (khẳng định đầu tháng 4 đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Động chưa thể chở khách…) thêm một lần nữa cho thấy đấy đang là chủ đề hót và chỉ cần có sự kiện thì ngay lập tức nó sẽ được bàn tán. Và nó cũng chứng minh ở xứ ta, thông tin đúng, chuẩn thường ít được bàn, loan báo, nhưng thông tin sai sự thật thì lan toả với tốc độ chóng mặt…

Song cơ hồ mọi sự không phải là xấu, bởi do chủ động thông tin, đặc biệt là về phía Tổng giám đốc Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội đã khiến dư luận hiểu hơn về cách thức vận hành, cũng như công đoạn chuẩn bị để đi đến vận hành tuyến đường sắt xây dựng khá lâu này.

Cụ thể, để chuẩn bị cho vận hành thử cũng như vận hành chính thức sau này thì: “Công ty TNHH Đường sắt Hà Nội đã có 34 lái tàu được đào tạo tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong 1 năm (6 tháng lý thuyết, 6 tháng thực hành). Số lái tàu này đã về nước và sẵn sàng đáp ứng như cầu hoạt động bất cứ lúc nào. Công ty cũng đảm bảo số lượng lái tàu để mỗi tài công không lái quá 4 tiếng liên tục. Hiện nay, công ty cũng đã cử tiếp một đoàn học viên đi học lái tàu ở Trung Quốc” (theo Tre Làng).

Đáng nói hơn, chính tổng công ty TNHH Đường sắt Hà Nội còn cho biết: “việc đánh giá, kiểm định và cấp phép lái tàu sẽ do một đơn vị độc lập của Châu Âu thực hiện, không phải do phía Trung Quốc “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Đây thực sự là một thông tin mà xem chừng nhiều kẻ đã không mấy vui vẻ bởi lâu nay đó là cái cớ để chúng xuyên tạc, đặt điều về tuyến đường sắt. Rằng TQ là nhà thầu nhưng đơn vị giám sát lại hoàn toàn độc lập và đến từ Châu Âu. Đó cũng là lí do chúng ta nên tin tưởng vào chất lượng của công trình dù nhà thầu là TQ hay bất cứ nhà thầu nào đi nữa.

Đại diện của Tổng công ty TNHH Đường sắt Hà Nội đã thông tin thêm về những điều dư luận đang quan tâm là phương án giá vé. Theo đó, mới đây UBND Thành phố Hà Nội đã họp thông qua phương án giá vé và tiến hành lấy ý kiến đóng góp của công dân trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội theo các tiêu chí khá rõ ràng, minh bạch (5 tiêu chí) như (1) Thu nhập người dân và (2) khả năng chi trả; (3) sự cạnh tranh với các phương tiện khác; (4) khảo sát chi phí người dân; (5) cân đối chi phí vận hành và khả năng trợ giá của ngân sách Nhà nước. Theo đánh giá thì so với giá vé xe buýt cùng hạng thì mức giá đường sắt đô thị như trên cao hơn 1,57 lần, nhưng tốc độ di chuyển lại nhanh hơn 2,1 lần so với xe buýt (không kể xe buýt bị tắc đường).

Và có vẻ như với những thông tin được đưa ra thì Tổng công ty TNHH Đường sắt Hà Nội đã thực sự làm chủ được thông tin và chủ động hơn trong việc phản biện, thông tin lại các thông tin xấu độc đang hướng tới mình!

 

 

An Chiến

 

 

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG