Nhà thơ Lưu Trọng Lư sinh ngày 19/6/1911 tại xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại nhỏ, có truyền thống học hành.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư có 9 người con. Đời vợ trước sống tại Hội An, Quảng Nam, có được 2 người con. Sau khi bà vợ đầu mất một thời gian khá lâu, nhà thơ mới kết hôn với bà Tôn Lệ Minh thuộc dòng tôn thất nhà Nguyễn. Bà sinh được 7 người con, gồm: Lưu Trọng Dương, công tác trong ngành Giao thông vận tải tại Hà Nội, Lưu Trọng Văn, nhà báo sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh, Lưu Trọng Nông là liệt sĩ, Lưu Trọng Ninh, đạo diễn điện ảnh tại TP. Hồ Chí Minh, Lưu Ý Nhi, Lưu Trọng Hy Mã và Lưu Trọng Bình, nhà báo.
Nhà báo Lưu Trọng Văn (ảnh trên), đạo diễn Lưu Trọng Ninh (ảnh dưới)
Năm 1932, lúc đó vừa tròn 20 tuổi, Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào thơ Mới khi vừa mới hình thành. Sự nghiệp thơ ca của ông khá đồ sộ. Về thơ có: Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh, (1966), Từ đất này (197l), Chị em (1973), Đây mùa thu tới (1987), Bâng khuâng (1988), Bao la sầu (1989)…. Về sân khấu: Nữ diễn viên miền Nam (cải lương), Cây thanh trà (cải lương), Xuân Vỹ Dạ (kịch nói), Anh Trỗi (kịch nói), Hồng Gấm, tuổi hai mươi (kịch thơ, 1973). Văn xuôi có: Người sơn nhân (truyện, 1933), Chiếc cáng xanh (truyện, 1941), Khói lam chiều (truyện, 194l), Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký, 1978), Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989). Ông mất ngày 10/8/1991, thọ 79 tuổi. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.
Nói đến Lưu Trọng Lư, người ta thường nhắc đến tập thơ Tiếng thu nổi tiếng của ông. Đặc biệt là bài Tiếng thu đã thể hiện những gì tinh túy nhất hồn thơ của ông. Hai câu cuối “Con nai vàng ngơ ngác/Đạp trên lá vàng khô” là hình ảnh đẹp, trở thành biểu tượng cho những người đang trên đường đi tìm lý tưởng sống cho mình, mà loay hoay mãi vẫn chưa tìm được. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Lưu Trọng Lư là người đứng thứ hai về số bài thơ (11 bài) được Hoài Thanh và Hoài Chân tuyển chọn, chỉ xếp sau Xuân Diệu (15 bài). Điều ấy cho thấy tài năng, thanh thế của ông trong làng Thơ mới lúc bấy giờ được suy tôn đến mức độ nào. Để vinh danh và ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự nghiệp VHNT nước nhà, UBND tỉnh Quảng Bình đã đặt tên cho giải thưởng VHNT của địa phương là Giải thưởng Văn học nghệ thuật Lưu Trọng Lư.
Lưu Trọng là dòng họ nổi tiếng về tài năng thơ ca, truyền thống hiếu học ở đất Hạ Trạch, Bố Trạch. Xuất thân trong một gia đình tuy không được xếp vào hàng danh gia quyền quý, nhưng đây lại là gia đình có tài năng trên lĩnh vực VHNT, lẽ ra bằng tài năng, trí tuệ của mình 2 người con của nhà thơ là nhà báo Lưu Trọng Văn và đạo diễn điện ảnh Lưu Trọng Ninh phải có trách nhiệm chăm lo, gìn giữ gia phong và bồi đắp, làm rạng rỡ thêm truyền thống của dòng họ. Đồng thời phải đóng góp nhiều hơn cho xã hội, chung sức xây dựng đất nước để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Tiếc thay sự nghiệp văn chương, uy danh của nhà thơ Lưu Trọng Lưu nổi tiếng như vậy đang bị chính 2 nghịch tử của nhà thơ làm hoen ố và hủy hoại một cách không thương tiếc.
Một số status trên facebook của nhà báo Lưu Trọng Văn
Một số status trên facebook của đạo diễn Lưu Trọng Ninh
Hai anh em Lưu Trọng Văn và Lưu Trọng Ninh thường xuyên sử dụng mạng xã hội facebook để xuyên tạc, bôi lem tình hình đất nước, nói xấu chế độ, xúc phạm lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công khai ủng hộ, cổ súy cho Trần Huỳnh Duy Thức là tội phạm đang thụ án 16 năm tù tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Hành vi sai trái của anh em Lưu Trọng Văn và Lưu Trọng Ninh rất đáng bị lên án.
Người xưa có câu “Cha làm thầy, con đốt sách”, vận vào gia đình cố nhà thơ Lưu Trọng Lưu quả không sai chút nào. Đáng buồn thay!.
Nhật Linh