Saturday, November 23, 2024

LÀO CAI: HÀNG LOẠT CÂU HỎI QUANH VỤ BÀI “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” ĐƯỢC ĐƯA VÀO ĐỀ THI VĂN CHÍNH THỨC

Có lẽ nhiều người không còn xa lạ với bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam, trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Bài thơ xuất hiện cách đây hơn hai năm và sau đó được rất nhiều trang mạng thù địch, chống phá Nhà nước Việt nam sử dụng, đăng tải, chế biến thêm để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Không tin, bạn cứ tra google trên mạng sẽ ra ngay.

LÀO CAI: HÀNG LOẠT CÂU HỎI QUANH VỤ BÀI “ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH” ĐƯỢC ĐƯA VÀO ĐỀ THI VĂN CHÍNH THỨC

Ấy vậy mà, thật bất ngờ là mới đây bài thơ này lại được xuất hiện trong đề thi văn chính thức của trường chuyên Lào Cai với yêu cầu các em học sinh hãy bày tỏ suy nghĩ, cách ứng xử của mình trước tương lai đất nước?
Việc bài thơ này xuất hiện trong đề thi văn chính thức của trường chuyên Lào Cai đã đặt ra cho dư luận hàng loạt câu hỏi:
Thứ nhất, đây là một bài thơ có yếu tố chính trị phức tạp, tại sao lại được đưa vào để thi để truyền tải tới nhận thức của các em học sinh. Ai cũng biết bài thơ trên của cô giáo Trần Thị Lam nghe thì có vẻ là tiếng nói của một người suy tư trăn trở trước thời cuộc nhưng nếu suy xét kĩ sẽ thấy toàn bộ bài thơ thể hiện cái nhìn tiêu cực, bi quan, một chiều của tác giả. Nhìn nhận về hiện tình đất nước, tác giả Trần Thị Lam đã bỏ qua hết, phủ nhận sách trơn những thành tựu mà đất nước đạt được. Đồng thời cô dùng cái nhìn một chiều để đánh giá, chỉ phản ánh những tiêu cực, hạn chế của đất nước. Điều này khiến bài thơ của cô toát lên một tâm trạng bi quan, chán nản trước hiện tình đất nước, khiến cho người đọc cảm thấy đất nước mình hoàn toàn là một màu u tối, không có tương lai.
Điển hình là những câu thơ như:
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần do ông cha để lại
Những người có nhận thức chính trị cao, vững vàng đọc bài thơ trên của cô Lam còn cảm thấy “rung mình”, vậy mà nó lại được đưa vào để cho các em học sinh tuổi còn non, nhận thức chính trị chưa được định hình suy nghĩ thì hoàn toàn khiến các em có cái nhìn sai về đất nước, khiến các em hoài nghi, bi quan về dân tộc của mình.
Thứ hai, bài thơ này của cô giáo Trần Thị Lam. Mà qua tìm hiểu cô giáo Lam không phải là người nhất thời buông ra tiếng thở dài trên. Vốn dĩ cô cũng có những nhận thức chính trị khá phức tạp khi cô thường xuyên đọc cổ vũ cho các bài viết của các tổ chức, cá nhân thù địch chống phá Việt Nam. Công an đã từng mời cô lên làm việc. Vậy mà tại sao bài thơ này lại được đưa vào đề thi chính thức.
Thứ ba, đây là bài thơ xuất hiện và lan truyền trên mạng chứ không phải là một bài thơ chính thức. Vậy tại sao nó có mặt trong đề thi chính thức?
Thứ tư, liệu người đã lựa chọn và đưa bài thơ này vào đề thi có trong sáng về chính trị, do ấu trĩ về nhận thức hay có ý đồ chính trị xấu mà lại đưa bài thơ này vào đề.
Thứ năm, trách nhiệm của nhưng người liên quan ở đâu. Trường THPT chuyên Lào Cai, Sở Giáo dục-đào tạo Lào Cai. ?
Có quá nhiều câu hỏi đang chờ những người có trách nhiệm trả lời.

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG