Saturday, November 23, 2024

Tổ chức Minh bạch quốc tế đề cập các vụ xét xử "đại án" tham nhũng ở Việt Nam

Công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng, Tổ chức Minh bạch quốc tế đã nhắc đến những vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao tại Việt Nam và đánh giá công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 đã đạt được một số kết quả nổi bật.

Ngày 22-2, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công. Theo đó, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch.

Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu. Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), Cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam, cho rằng việc tăng nhẹ điểm CPI trong 2 năm liên tiếp (2016-2017) là chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua. Tuy nhiên, xét trên thang điểm từ 0 -100 của CPI, vấn đề tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được cho là rất nghiêm trọng.

Tổ chức Minh bạch quốc tế đề cập các vụ xét xử "đại án" tham nhũng ở Việt Nam

Nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ cấp cao đã được đưa ra xét xử trong năm 2017. Trong ảnh là bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam – PVC), được đưa ra xét xử với tội danh tham nhũng – Ảnh: TTXVN

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, trong năm 2017, với những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, công tác phòng chống tham nhũng trong nước đã đạt được một số kết quả nổi bật, bao gồm việc xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến nhiều cán bộ cấp cao. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về phòng chống tham nhũng như tiến hành sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành theo hướng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

“Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về các mục tiêu phát triển bền vững 2030, nhằm đạt được những thay đổi mang tính hệ thống, bền vững và “giảm đáng kể mọi loại hình tham nhũng và hối lộ” đến năm 2030, Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, củng cố và xây dựng các thể chế hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của toàn xã hội”- Tổ chức Minh bạch Quốc tế khuyến nghị.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho rằng tham nhũng đe dọa đến khả năng cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần chủ động tham gia phòng chống tham nhũng, xây dựng môi trường kinh doanh liêm chính để doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao uy tín và tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường năng lực phòng chống tham nhũng nội bộ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm xây dựng, thực hiện và công bố công khai chương trình phòng chống tham nhũng của doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử, trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực quốc tế.

Minh Chiến

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

863FansLike
44FollowersFollow
0SubscribersSubscribe

BÀI MỚI

Xem nhiều

Phản biện - Luận bàn

ĐỐI TƯỢNG