Ngày 12/2/2018, bà Tuyết Lan, mẹ đẻ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm thông báo cho các cơ quan thông tin có hoạt động chống nhà nước Việt Nam rằng, con gái của bà đã bị chuyển trại từ thành phố Nha Trang đến Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa. Lý do Quỳnh bị chuyển trại không được đưa ra, nhưng mẹ của Quỳnh thì lu loa cho rằng đó là “đòn thù” mà chính quyền nhằm vào gia đình bà.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tài phiên tòa phúc thẩm
Trả lời phỏng vấn Đài FRA, là đài có nhiều hoạt động chống phá Việt Nam, bà Tuyết Lan cho biết: “Sáng ngày 12 tháng 2 tôi đến gửi đồ, khi nghe gọi tên Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tôi vào chuyển đồ nhưng họ nói con tôi đã bị chuyển ra Thanh Hóa vào ngày 7 tháng 2. Tôi hỏi tại sao không cho gia đình biết, họ nói tôi về nhà chờ.”
Cần phải xác định rằng, việc chuyển phạm nhân từ trại này sang trại khác là điều hoàn toàn bình thường, pháp luật không quy định hay nghiêm cấm. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu năng lực quản lý, cơ sở vật chất phục vụ công tác giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách nhân đạo của nhà nước, thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt. Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền điều chuyển phạm nhân do thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an xem xét, quyết định và không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật.
Lời lẽ của bà Tuyết Lan cho đó là “đòn thù” mà chính quyền đối xử với gia đình bà, chứng tỏ bà ta không hiểu gì về quy định của pháp luật công tác thi hành án hình sự. Rõ ràng đây là lời lẽ của người đàn bà điêu toa, hồ đồ, bất chấp các quy định của luật pháp. Chính lời phát biểu của bà Tuyết Lan mới là “đòn thù” của bà nhằm vào chính quyền.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sinh năm 1979, ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nổi danh với cái tên mạng internet là Mẹ Nấm Gấu. Tháng 6/2017, tại phiên sơ thẩm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm 10 năm tù giam.
Sáng 30/11/2017, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đưa ra xét xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về tội Tuyên truyền chống Nhà nước. Tại phiên tòa, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thừa nhận toàn bộ hành vi mà cáo trạng đưa ra nhưng vẫn một mực cho rằng không tuyên truyền chống phá Nhà nước. Từ các tài liệu thu thập được trong quá trình tố tụng và lời khai của Quỳnh, HĐXX xác định từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Quỳnh đã sử dụng Facebook cá nhân để viết và đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Quỳnh soạn thảo tập tài liệu “Stop police killing civilians” về 31 trường hợp người chết sau khi làm việc với công an với nội dung hoàn toàn suy diễn, không có căn cứ Quỳnh, với mục đích để người đọc hiểu sai bản chất vấn đề, đồng thời xúc phạm và làm hạ uy tín của lực lượng Công an nhân dân, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân dân và lực lượng công an. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng tham gia vào tổ chức bất hợp pháp với mục đích chống phá chế độ tại Việt Nam có tên Mạng lưới Bloggers Việt Nam. Nhờ tham gia tích cực vào các hoạt động chống lại nhà nước, Quỳnh đã nhận được 50.000 euro tổ chức chống Việt Nam mang tên Civil Rights Defenders. Với số tiền này, Quỳnh đã chi 164,2 triệu đồng mua sắm phương tiện với mục đích viết bài có nội dung chống phá nhà nước để đăng tải lên mạng xã hội.
Tại phiên phúc thẩm, Quỳnh cũng công nhận đã lợi dụng việc trả lời phỏng vấn của báo chí và truyền thông nước ngoài để xuyên tạc tình hình trong nước trên nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; tàng trữ ấn phẩm thơ, nhạc có nội dung sai trái. Đối chiếu với tài liệu thu thập được và lời khai tại phiên tòa, TAND cấp cao tại Đà Nẵng bác kháng cáo, tuyên y án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 1, Điều 88, Bộ luật Hình sự.
An Thành