Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước Việt Nam luôn cam kết tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh; qua đó góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là một trong một số vấn đề mà dư luận ở phương Tây thường quan tâm trong các diễn đàn quốc tế về việc bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, do thiếu thông tin và còn giữ một số định kiến, cho nên vẫn có người chưa hiểu hết, chưa hiểu đúng tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam cùng các thành tựu đã đạt được trong việc tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm hoạt động tôn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Nhất quán với quan điểm của Đảng và Nhà nước, để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, hơn nửa thế kỷ qua, hệ thống pháp luật ở Việt Nam luôn được điều chỉnh và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm sự tương thích quốc tế.
Trong bài “Tình hình tôn giáo tại Việt Nam năm 2017” ngày 7/1/2018 của một số trang Viettan.org, chantroimoimedia.com, boxitvn.blogspot.com có dẫn “Theo đài RFA ngày 29-12-2017, trong mục tổng kết tình hình nhân quyền tại VN vào cuối năm, thì 2017 là năm đàn áp mạnh nhất trong vòng thập niên qua”. Qua đó, chúng đưa ra các luận cứ phi lý cho rằng chúng ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tín ngưỡng.
“Rận chủ” xuyên tạc tôn giáo ở Việt Nam năm 2017
Thứ nhất, chúng vu cáo ta đàn áp các tôn giáo bằng Luật pháp. Trong khi đó, tại Khoản 1, Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Tại Điều 6 Luật tôn giáo, tín ngưỡng năm 2016 cũng khẳng định:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Hiến pháp là đạo luật cao nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó còn có luật Tôn giáo tin ngưỡng đều khẳng định mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vậy thì tại sao nói chúng ta đàn áp tôn giáo bằng pháp luật?
Thứ hai, chúng cho rằng ta đàn áp tôn giáo bằng hành động, khi mà kể đến những con quỷ đội lốt nhà tu hành, trong đó có Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Trung Tôn,… Đây là những kẻ mà không ít các bài viết vạch mặt là có đi đêm với tổ chức Việt Tân, nhận nguồn tiền và chịu sự chỉ đạo từ bên ngoài để tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng bằng cách xuyên tạc, vu cáo, kích động, xúi giục giáo dân tham gia các cuộc biểu tình trái pháp luật. Đây thực chất là việc chính quyền ngăn chặn các hoạt động đi ngược lại các quy định của pháp luật chứ đâu phải là đàn áp tôn giáo?
Có thể nói không một quốc gia đa tôn giáo nào trên thế giới mà các tôn giáo lại sống bình đẳng như ở Việt Nam, không có xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo; việc giới rận chủ vu cáo ta vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng là hoàn toàn bịa đặt, chỉ là hình thức để chúng xuyên tạc, bôi nhọ về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hòng chia rẽ tôn giáo với chính quyền, chia rẽ những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc hòng mục đích kiếm lời từ bên ngoài.