Trên Báo Tiếng dân news tác giả Trân Văn/VOA có viết về “Hãy cẩn trọng với mối quan hệ rất hiếm thấy trên thế giới”. Tác giả đã cực kỳ khôn khéo và dẫn dắt vấn đề về chuyến thăm của Ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc – đến thăm Việt Nam ngày 12/12 vừa qua, thế nhưng tác giả lại luận giả và đưa vấn đề này đi theo một chiều hướng khác và nhận định: Việc giải quyết vấn đề trên Biển Đông của Việt Nam với phía Trung Quốc không được hợp lý cho lắm. Tác giả viết rằng “… nhưng không tránh khỏi hoang mang về cách hành xử của Đảng CSVN trong quan hệ với Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông… ”
Không hiểu sao tác giả lại có thể đi luận giải về chuyến thăm Việt Nam của Ông Tập Cận Bình lại tài tình đến thế. Hai nước Việt – Trung luôn có mối quan hệ ngoại giao khăng khít được thiết lập từ tháng 01 năm 1950. Đó là mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc được thiết lập từ năm 2008 (Năm 2023 đánh dấu 15 năm hai nước thiết lập quan hệ này). Đó là mối quan hệ cấp cao nhất của nền ngoại giao Việt Nam ta dựa trên lòng tin xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời, hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Từ khi thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt – Trung đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể tạo nên những điểm sáng: Về quan hệ chính trị: tổng thể được duy trì trên đà phát triển ổn định và đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 11 năm 2022). Hợp tác trên các lĩnh vực: năm 2022, kim nghạch xuất khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 175,56 tỉ USD (tăng 5,47% so với năm 2021), trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỉ USD (tăng 6,63%), Việt Nam nhập siêu ở mức 60,17 tỉ USD (tăng 10,18%). Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lơn thứ 4 của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ (sau Mỹ, Nhật Bản và Hà Quốc). Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỉ USD. Trong 10 tháng đầu năm 2023, đầu tư của Trung Quốc đạt hơn 2,5 tỉ USD với 555 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 tại Việt Nam. Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về số lượng du khách đến Việt Nam, chẳng hạn năm 2019 đạt hơn 5,8 triệu lượt người, chiếm 1/3 tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã đón 1,3 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam (sau Hàn Quốc với 2,9 triệu lượt). (Số liệu trích trên báo Tuổi trẻ online ngày 12/12/2023)….
Có thể khẳng định rằng, chuyến thăm của Ông Tập Cận Bình đến Việt Nam ta đem lại kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới”. Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khẳng định chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình sẽ là một dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Ông Nguyễn Minh Vũ cho biết cả Việt Nam và Trung Quốc “đều rất kỳ vọng” vào chuyến thăm lần này, trong đó có kỳ vọng về một “định vị mới”, “tầm mức mới”. Đó còn là kỳ vọng về những kết quả hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, với “một số lượng lớn các văn kiện có thể sẽ được ký kết” trong chuyến thăm và kỳ vọng về hiệu ứng lan tỏa của chuyến thăm đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tăng Nghị (Khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) và Giáo sư Triệu Vệ Hoa (Viện Nghiên cứu quốc tế, Đại học Phục Đán, Trung Quốc) đều cho rằng chuyến đi thể hiện sự đặc biệt coi trọng ở mức cao của lãnh đạo Trung Quốc với Việt Nam.
Thế mà tác giả lại có dụng ý khêu gợi lịch sử của thù hằn dân tộc giữa hai nước những vấn đề nó chưa phù hợp cho lắm, đó là cách nói trơ trẽn, bôi nhọ lịch sử, xuyên tạc lịch sử quan hệ ngoại giao Việt – Trung. Trong suốt quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta có quyền khẳng định và tự hào về những giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn sánh vai với các cường quốc năm châu, có một phần không nhỏ của nền ngoại giao tài tình “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nền ngoại giao thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, ngoại giao. “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nền ngoại giao “cây tre Việt Nam” – với những nguyên tắc cơ bản của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam được khái quát là: “vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt”…. góp phần đem lại vị thế, uy tín, vai trò, thế và lực của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới không ngừng được nâng cao. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Vậy nên, ông Trân Văn/VOA nên cẩn thận lời ăn tiếng nói của mình tránh để sai một li đi một dặm. Đừng để cái miệng lại làm khổ cái thân với đời, vướng vào vòng lao lý, “sảy một ly, đi một dặm” đó ông. Hãy cẩn thận hành động bản thân, nên suy nghĩ kĩ trước khi làm, mà làm rồi thì phải biết chịu trách nhiệm.
Dẫu biết rằng ông được cho ăn học tử tế, đàng hoàng, thế nhưng có tài thôi là chưa đủ đâu ông à. Mà cần phải có thêm cả chữ nhân, chữ đức để thu phục lòng người, để thêm phần phúc, phần đức trước hết về cho chính bản thân mình, cho con, cho cháu của ông trước rồi hãy là một công dân tốt của đất nước Việt Nam chứ đừng có mà nói, rồi viết để gây thù hằn dân tộc trong nước, gây thù hằn với các nước khác đâu nhé, nhất là mối quan hệ Việt – Trung. Hãy làm đúng lương tâm, trách nhiệm của một người công dân tốt đi đã, chứ đừng mãi lầm đường, lạc lối nhé. Đừng có mãi nói và viết những luận điệu xuyên tạc, sai trái, gây kích động, thù hằn, chia rẽ khối đoàn kết giữa các nước láng giềng, trong khu vực và trên thế giới hay gây lên tâm lý hoang mang, thách thức với các nước…. Hãy quay đầu là bờ, để được hưởng sự khoan hồng của của Đảng, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để nhận được sự tha thứ của nhân dân, của dân tộc và lịch sử. Hãy làm một nười công dân Việt Nam tốt, chứ đừng đi làm “tội đồ của lịch sử” nhé.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh cho những điều trên, được sử sách trên thế giới, khu vực, trong nước ghi nhận và cho thế hệ trẻ ngày nay thấy được những giá trị to lớn của nền hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước ta đó … chứ không phải như những gì ông nói, ông viết đâu?…. Trong đó có một phần công sức không hề nhỏ của nền ngoại giao Việt chúng ta. Mỗi chúng ta hãy “nhìn về đại cục, hướng về lâu dài, tôn trọng lẫn nhau” chứ đừng hẹp hỏi, ích kỷ vụ lợi cá nhân nhỏ nhen. Trước khi muốn trở thành một người thành công, cao siêu trong xã hội, hãy làm cho tốt những điều nhỏ nhặt đi đã – đó là bổn phận của một người công dân Việt nhé.
QUANG GIỚI
Nguồn: Đấu trường Dân chủ
Nguồn: